banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 17/07/2019, 03:40 PM
Chủ đề này đã có 479 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Đi xin việc cần tránh lỗi gì?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Thiếu đầu tư cho CV
 
CV (hay curriculum vitae) là bản tóm tắt lý lịch, trình độ học vấn, kinh nghiệm cũng như kỹ năng liên quan tới công việc bạn đang dự tuyển. Đây là phần bắt buộc khi xin việc bởi dựa vào đó, nhà tuyển dụng có những đánh giá sơ bộ về ứng viên trước khi tiếp xúc và đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy ai cũng biết tầm quan trọng của CV, tuy nhiên các bạn trẻ vẫn thường mắc những lỗi như sau:
 
- Mắc lỗi trình bày, sai chính tả do làm CV cẩu thả, không đọc lại phần mình viết
 
- Dùng sai từ ngữ hoặc mô tả công việc mình làm quá chung chung
 
- Phần kinh nghiệm còn sơ sài nên không được nhà tuyển dụng tin tưởng và lựa chọn
 
- Trình bày dài dòng nhưng không đặt trọng tâm vào yêu cầu của người tuyển
 
- Sử dụng email không nghiêm  túc, thiếu chuyên nghiệp
 
 
Chú ý ngôn ngữ cơ thể của bạn khi phỏng vấn xin việc. Giaoducthoidai.vn giới thiệu bài viết hữu ích cho ứng viên  https://giaoducthoidai.vn/tre/5-loi-ngon-ngu-co-the-khien-ban-bi-mat-diem-khi-phong-van-4007327-c.html
 
Tóm lại, CV là một trong những bước quan trọng, giúp nhà tuyển dụng cân nhắc có nên sắp xếp bạn vào vị trí công việc nên cần đầu tư phần này thật chỉnh chu, cẩn thận.
 
Không tìm hiểu vị trí công việc
 
Bạn có được nhận vào công ty hay không phụ thuộc phần lớn vào mức độ phù hợp và thấu hiểu giữa bạn và công việc. Muốn vậy, ứng viên cần đầu tư thời gian tìm hiểu kỹ càng về công việc mình dự tuyển cũng như có kiến thức nền và hiểu biết nhất định về ngành nghề này. Kinh nghiệm có thể thiếu nhưng kiến thức và thái độ cầu tiến của bạn sẽ là thứ chinh phục bộ phận nhân sự.
 
Nếu ứng viên không tìm hiểu về công việc, nhược điểm này sẽ dễ dàng bị nhà tuyển dụng “vạch trần” trong vòng phỏng vấn. Và đương nhiên, lúc ấy bạn có thể giã từ công việc trong mơ là vừa!
 
Không xác định được mục tiêu nghề nghiệp
 
Dù ngắn gọn hay dài dòng, trình bày trong CV hay vòng phỏng vấn, ứng viên cũng cần cho nhà tuyển dụng thấy mục tiêu các bạn gửi gắm khi thi tuyển. Đó có thể là niềm kỳ vọng về mức lương, tốc độ thăng tiến hay những bài học kinh nghiệm thu lại sau thời gian làm việc. Điều này chứng tỏ công việc vô cùng có ý nghĩa với ứng viên và bạn sẵn sàng cống hiến hết sức để thực hiện mục tiêu mình đề đạt. Bằng không, người tuyển sẽ cho rằng bạn vẫn còn “mù mờ” với công việc của mình, và điều này hẳn sẽ làm bạn “mất điểm” so với hàng loạt đối thủ tràn đầy tham vọng khác.
 
Ảo tưởng về khả năng bản thân
 
Có tham vọng là tốt, nhưng giống như câu nói: “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, hơn ai hết, bạn phải xác định được khả năng và vị trí của mình để chọn được công việc phù hợp. Đã có nhiều trường hợp ứng viên bị loại do đánh giá bản thân quá cao, nộp đơn ứng tuyển vào những công việc đòi hỏi bề dày kinh nghiệm hay khác xa so với lĩnh vực chuyên môn được học trên trường.
 
Các bạn có thể đối đầu thử thách, tuy nhiên để tiết kiệm thời gian tìm việc, nên tự biết khả năng mình đang ở đâu để tìm được việc làm như ý, tránh sinh nản lòng khi bị từ chối quá nhiều.
 
Thiếu chuyên nghiệp khi phỏng vấn
 
Nếu những mục trình bày trong CV ảnh hưởng tới yếu tố cân nhắc hồ sơ thì vòng phỏng vấn quyết định đến 90% việc bạn có được nhận việc hay không. Để có một buổi phỏng vấn hoàn hảo, cần tránh những lỗi sau:
 
- Đến muộn: nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp người không tôn trọng yếu tố giờ giấc trong ngày phỏng vấn bởi điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của ứng viên.
 
- Trang phục không tươm tất: bạn không cần phục sức quá cầu kỳ nhưng ăn mặc hở hang hay tuềnh toàng chắc chắn sẽ không nhận được “cái gật đầu” của người phỏng vấn.
 
- Thiếu nghiêm túc khi trả lời: không nên quá cứng nhắc, tạo không khí gượng gạo giữa người tuyển và người ứng tuyển, tuy nhiên nếu bạn cợt nhả, tỏ thái độ không coi trọng công việc thì chắc chắn sẽ là một “điểm trừ” to.
 
- Tập trung quá nhiều vào tiền bạc: thu nhập là điều quan trọng, nhưng nếu bạn đề cao vấn đề này quá mức mà bỏ qua phần cống hiến hay kinh nghiệm – thứ nhà tuyển dụng luôn mong chờ thì có vẻ thực dụng quá rồi?
 
- Quên lời cảm ơn sau khi phỏng vấn: ứng viên dù trả lời tốt đến đâu nhưng lại quên việc cảm ơn người phỏng vấn sau buổi trò chuyện thì rất có thể cách cư xử sẽ không được đánh giá cao.
 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong