Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Những sai lầm lớn nhất của nhân viên mới hay mắc phải
Đến lúc này, bạn có thể trở nên bất cẩn hơn và phạm phải những sai lầm không chỉ có khả năng làm phật lòng các đồng nghiệp và sếp, mà thậm chí khiến bạn trở thành một kẻ thích làm phiền, nói năng vô căn cứ, hoặc vô giá trị… trong mắt người khác.
Để tránh những kết cục không mong muốn này, hãy tránh mắc phải 10 sai lầm trong việc làm hiện tại dưới đây khi bạn là một nhân viên mới:
1. Nói “tôi biết” quá nhiều
Nhà tuyển dụng chọn bạn vì họ tin rằng bạn đủ khả năng để làm công việc đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các đồng nghiệp muốn nghe bạn nói câu “tôi biết” suốt ngày, hoặc tệ hơn là bạn đảo mắt kiêu kỳ và nói “tôi biết” khi họ cố gắng đưa ra cho bạn một lời khuyên hữu ích. Mỗi khi nhận được lời khuyên, hãy nói câu “cảm ơn”. Nếu bạn đã nhận được lời khuyên đó từ trước và cảm thấy không muốn nghe thêm nữa, hãy nói đại loại như: “Cảm ơn anh/chị. Anh A và chị B đã đề cập tới vấn đề này và tôi thấy đây đúng là một vấn đề quan trọng”.
2. Buôn chuyện
Có những câu chuyện phiếm tưởng như vô hại, chẳng hạn “Cậu có biết ‘sao’ A mặc gì hôm đó không? Thật là kinh khủng!” Tuy nhiên, nếu tham gia vào những câu chuyện như thế, đồng nghiệp có thể nhìn nhận bạn như một người thích “buôn chuyện”. Mặc dù “buôn chuyện” đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống công sở, việc bạn tham gia ngay từ những ngày đầu có thể trở thành vũ khí để người khác chống lại bạn.
Khi sếp hỏi một đồng nghiệp về việc bạn làm việc thế nào, chắc chắn bạn muốn đồng nghiệp đó nói bạn tập trung vào công việc, thay vì những chủ đề bàn tán về người này người khác trong giờ giải lao.
3. Không biết gì về cấp trên
Nhiều người cho rằng, việc tìm hiểu về cấp trên là nhằm mục đích “nịnh bợ”. Tuy nhiên, việc bạn thể hiện sự tôn trọng đối với lãnh đạo và đồng nghiệp giỏi là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn đã tìm hiểu và đánh giá cao những thành tích mà họ đã đạt được. Nói cách khác, khi gặp cấp trên hay những nhân vật xuất sắc trong công ty, đừng chỉ nói mỗi câu “xin chào” mà không nhấn mạnh đại loại như “tôi biết là anh/chị đã dẫn đầu một dự án lớn vào năm ngoái. Tôi rất muốn được làm việc cùng và học hỏi từ anh/chị”.
4. Dành nhiều thời gian công sở cho công nghệ
Ngày nay, dân công sở phụ thuộc ngày càng nhiều vào điện thoại thông minh và Facebook trong thời gian làm việc. Đến một lúc nào đó, bạn cũng như vậy ở công ty mới. Nhưng trong những tháng đầu tiên đi làm, bạn thậm chí không nên gửi tin nhắn trên điện thoại trong giờ làm việc hay kiểm tra Facebook. Nếu làm vậy, bạn sẽ không nhận được đánh giá tích cực từ cấp trên và đồng nghiệp, chẳng hạn bạn sẽ bị coi là kém chín chắn và lười nhác. Hãy giải thích để người thân và bạn bè hiểu rằng, bạn sẵn sàng liên lạc với họ ngoài giờ làm việc.
5. Phong cách thời trang gây “nhức mắt”
Bạn được tuyển vào công ty với mái tóc đen, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên xuất hiện sau 3 tuần làm việc đầu tiên với mái tóc vàng chóe. Bạn cũng cần tránh có hình xăm ở những nơi dễ nhận thấy, trang sức rườm rà, hay những trang phục khiến người khác cảm thấy sự thay đổi bất ngờ. Sếp mới sẽ cảm thấy không vui khi bạn có phong cách thời trang “khó hiểu”, không phù hợp với văn hóa công ty. Họ muốn dành thời gian để đào tạo, huấn luyện bạn cho công việc mới, thay vì nói với bạn rằng, kiểu tóc của bạn khiến khách hàng “chết khiếp”.
6. Không chịu ghi chép
Nhiều người tin là mình có trí nhớ “siêu phàm”, có thể ghi nhớ mọi chi tiết, và có thể bạn là một người như thế. Tuy nhiên, kiểu gì bạn cũng có lúc đãng trí, và nếu không chịu ghi chép, bạn có thể khiến đồng nghiệp và sếp phải bực mình. Khi bạn hỏi một đồng nghiệp hay sếp rằng: “Trong cuộc họp hôm nay anh/chị đã nói gì ấy nhỉ? Tôi không nhớ”, có nghĩa là bạn đã “vẽ” thêm việc cho người đó. Thậm chí, bạn còn bị “gắn mác” là một thính giả tồi.
7. Đi muộn, về sớm
Mỗi sáng, bạn nên đến sớm hơn giờ làm việc 10-15 phút để đủ thời gian dùng một tách cà phê và nghỉ ngơi đôi chút trước khi bắt tay vào công việc. Bạn sẽ hiện lên với một hình ảnh vô tổ chức nếu “đâm bổ” vào bàn làm việc đúng giờ, hoặc tệ hơn là muộn. Cuối ngày, bạn không nên ra về ngay khi đồng hồ báo hết giờ. Thay vào đó, hãy dành thời gian để sắp xếp bàn làm việc cho ngày mai và đảm bảo rằng mình không để lại một khối lượng công việc lớn trong ngày chưa được hoàn thành.
|