banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 18/07/2019, 03:47 PM
Chủ đề này đã có 462 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Sai lầm gặp phải khi quyết định nhảy việc
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Khi nào thì bạn nên nhảy việc?
1. Không nhận thấy sự phát triển bản thân trong công việc
 
 Bạn đã dành nhiều năm làm việc cho công ty hiện tại, nhưng sau khoảng thời gian đó, bạn nhận lại được những gì? Công việc lặp đi lặp lại, lương không cải thiện, vị trí không thăng tiến. Kiến thức bạn không phát triển trong môi trường trong công ty  hiện tại.
 
2. Tính chất công việc không phù hợp
 
 Làm một việc mà bản thân không có hứng thú, cũng như mất dần động lực đi làm mỗi ngày chỉ vì "sợ" phải tiếp tục hằng hà các đầu công việc không đâu vô đâu. Vậy, bạn đã sẵn sàng để tìm cho mình cơ hội khác chưa? Bạn không nên lãng phí quá nhiều thời gian cho việc mà mình chắc chắn không thể gắn bó lâu dài. Một vị trí phù hợp sẽ là đòn bẩy giúp bạn tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp tương lai, cho nên bạn hãy cân nhắc lựa chọn và tìm hiểu thật kĩ những công việc khác, đây đã là lúc vô cùng lý tưởng để bạn tha hồ bay nhảy.
 
5 điểm cần chú ý khi bạn có ý định tìm việc mới, giaoducthoidai.vn đồng hành cùng bạn    https://giaoducthoidai.vn/tre/5-dieu-can-luu-y-khi-co-y-dinh-nhay-viec-4003670-c.html
 
 
3. Không hòa hợp với văn hóa công ty
 
 Môi trường làm việc sẽ là một trong những yếu tố để bạn gắn bó với công ty hay không, vậy nên nếu bạn còn đang đắn đo không biết có nên tìm cho mình môi trường khác không, thì câu trả lời là có! Thời điểm lý tưởng để nhảy việc là khi bạn không còn thấy vui vẻ với văn hóa công ty hiện tại. Mặc dù bạn đã cố gắng hòa nhập, nhưng dường như bạn luôn thấy mình lạc lõng và không thể thích ứng được với xung quanh. Nếu như không có cách nào để cải thiện tình trạng này thì bạn nên tìm cho mình văn hóa công ty khác phù hợp hơn nhé.
 
4. Muốn phát triển bản thân hơn nữa
 
 Nếu bạn cứ mãi ở trong vòng an toàn của mình thì bạn sẽ không thể biết được khả năng của mình tới đâu, và bạn cần phát triển hơn những gì cho bản thân. Đây là thời điểm lý tưởng cho bạn để cân nhắc lựa chọn một công việc mới, vì bạn đã trang bị sẵn sự tự tin cần có, những kinh nghiệm tích lũy được sau khoảng thời gian làm tại công ty. Vì vậy, nếu đã sẵn sàng, bạn đã có thể nhảy sang một cơ hội mới với nhiều điều hứa hẹn hơn cho bạn.
 
  
5. Bạn không hoàn thành các công việc hiện tại
 
 Ngược với thời điểm trên, nếu bạn đang cảm thấy hoàn toàn không ổn với công việc hiện tại vì mình không đủ năng lực thì đây là lúc thích hợp để bạn nhảy việc. Chỉ khi trải nghiệm thật tại một vị trí, bạn mới biết được mình có thật sự phù hợp với tính chất công việc hay không. Điều này đồng nghĩa với việc bạn khoan hãy đánh giá thấp bản thân và mất đi tự tin, bởi khả năng của bạn chỉ có thể được phát huy tốt nhất khi đúng việc và đúng thời điểm. Khi bạn không thể làm mọi việc tốt hơn cho dù đã nỗ lực hết mình thì hãy tìm cho mình một cơ hội mới và đúng với sở trường của bạn. Thời điểm này sẽ rất lý tưởng để bạn cân nhắc để nhảy việc đấy!
 
Lý do nhảy việc là gì?
 Sau khi xác định động cơ “nhảy việc” của bạn là gì và có cần thiết hay không? Động cơ nhảy việc của mọi người thường bắt nguồn từ hai lý do sau: 
 
Thứ nhất: Nhảy việc bị động. Những đối tượng này thường không thỏa mãn với công việc hiện tại của mình, cho nên họ luôn có tâm lý: “Không thể không nhảy việc”. Sự không thỏa mãn đó có thể xuất phát từ những điều sau: quan hệ đồng nghiệp, cương vị công tác, đãi ngộ trong công việc hoặc lương bổng không được như mong đợi. Những điều đó có thể khiến cho nhân viên cảm thấy chán nản, không còn hứng thú trong công việc nữa. 
 
Thứ hai: Nhảy việc chủ động. Mặc dù công việc hiện tại của bạn rất tốt, môi trường làm việc thoải mái, lương cao, quan hệ đồng nghiệp thân thiện… nhưng bạn lại muốn đi tìm những thách thức mới hoặc có những công ty trả bạn mức lương cao hơn hiện tại. Bạn tâm niệm rằng: “Nơi nào tốt hơn thì ta đến. Hãy thử sức mình ở nhiều công việc khác nhau để xem năng lực của mình đến đâu”.
 
Những sai lầm khi quyết định nhảy việc
1. “Nhảy” việc để trốn chạy hiện tại
 Nếu bạn đang gặp khó khăn với công việc hiện tại và đã phải chờ đợi quá lâu để có cơ hội thay đổi, rất có thể bạn đã cảm thấy chán nản thậm chí ghét bỏ những gì đang làm, các đồng nghiệp xung quanh và cả những kỹ năng bạn vận dụng trong công việc. Tất cả những gì bạn muốn chỉ là ra đi càng nhanh càng tốt. Không ít người chọn cách từ bỏ tất cả để quay sang lập gia đình, có con. Và kết quả nhận được không phải những gì họ muốn.
Vậy làm sao để không rơi vào hoàn cảnh này? Lời khuyên là đừng bao giờ để đến lúc công việc trở nên quá chán ngán rồi mới thay đổi. Và cũng đừng nhảy việc khi bạn chưa có giải pháp cải thiện tình hình. Hãy tìm cách hàn gắn lại những mối quan hệ rạn vỡ, tìm lại sự nể trọng từ những người xung quanh, nâng cao những kỹ năng của bản thân và trở nên cạnh tranh hơn. Chỉ có như vậy, khi ra đi bạn mới có thể đạt được bước thành công mới. Chạy trốn không phải là cách giải quyết vấn đề bởi có thể bạn lại phải đối diện với chúng trong công việc mới.
 
2. Chưa chuẩn bị chu đáo về mặt tài chính trước khi ra đi
 
 Rất nhiều người tính chuyện nghỉ việc mà không suy xét kỹ họ sẽ lấy thu nhập từ đâu để trang trải trong thời gian chuyển đổi từ việc cũ sang việc mới. Họ không chắc hoặc thậm chí là không tìm hiểu xem giai đoạn này sẽ kéo dài bao lâu và liệu mình có đủ khả năng kinh tế hay không. Không phải lúc nào việc chuyển đổi cũng nhanh chóng, suôn sẻ.
Do đó hãy dành thời gian để nghiên cứu một cách nghiêm túc hoặc trao đổi với những người có kinh nghiệm trong ngành bạn đang muốn gia nhập để hiểu rõ những yêu cầu cần thiết về mặt tài chính trong những tháng làm quen với công việc mới. Nếu bạn chưa có chút vốn liếng nào, tốt nhất hãy đợi đến khi có thể tích lũy hoặc vay mượn được tự ai đó
 
3. Chưa xác đinh được công việc mong muốn
 
 Trước khi quyết định thay đổi nghề nghiệp hãy xác định rõ bạn thực sự muốn gì. Hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi như: Bạn muốn phát triển kỹ năng hay năng khiếu gì? Bạn nghĩ mình phát huy tốt nhất khả năng trong môi trường ra sao, với những loại người nào? Những giá trị, phẩm chất nào phải được đề cao trong công việc đó? Bạn muốn đối đầu với thách thức loại nào? Mức lương, thưởng tối thiểu bạn sẵn sàng chấp nhận là bao nhiêu?
Một khi đã xác định được thực chất những gì mình muốn bước kế tiếp là tìm loại hình công việc phù hợp với phong cách và nhu cầu bản thân. Ngay cả khi đã đến bước này cũng nên tìm hiểu rõ công việc đó sẽ khiến cuộc sống của bạn ra sao và đó có phải điều bạn muốn hay không.
 
4. Suy nghĩ chưa thấu đáo
 
Bạn được gì và mất gì khi “nhảy việc” điều này bạn phải suy thấu đáo. Có thực sự bạn đang muốn nhảy việc hay không. Bạn có chắc là mình sẽ thấy vui vẻ với những đòi hỏi khác của nghề giáo viên? Hãy cân nhắc để khỏi lâm vào tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”. Đôi khi không phải bạn cần một công việc hoàn toàn mới mà chỉ đơn giản là muốn phát triển những kỹ năng, phẩm chất mới của bản thân. Khi ấy câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là công việc nào sẽ khiến bạn hài lòng nhất?
 
5. Đầu hàng quá sớm
 
 Một sai lầm nữa mà những người thất bại trong việc thay đổi nghề nghiệp thường gặp đó là đầu hàng quá nhanh trước khó khăn. Thực tế là không ai có thể thay đổi cuộc sống hay công việc mà không cần hao tổn công sức, thời gian, sự kiên nhẫn và đôi khi là không ít tiền bạc. Nhiều người tin rằng những thay đổi lớn sẽ đến tức thì hoặc trong vòng vài tháng. Thường những người này chỉ muốn nhanh chóng từ bỏ những gì đang khiến họ buồn chán nên không còn đủ kiên nhẫn để xác định đích đến mới.. Dù vậy nếu bạn có ý định thay đổi sự nghiệp, hãy tìm hiểu thật thấu đáo để tránh mắc phải 5 sai lầm trên. Và quan trọng nhất, phải thật thực tế, nghiêm túc và tận tâm khi quyết định thay đổi.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong