Tiêu chí đánh giá ứng viên
Sau khi đã xem hồ sơ người tìm việc phù hợp thì bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chí đánh giá ứng viên trong buổi phỏng vấn dưới đây:
Đánh giá ứng viên thông qua câu hỏi phỏng vấn
Tuyển dụng không chỉ là chuyện của tuyển dụng nhân tài. Nếu như muốn công ty phát triển lâu dài thì tìm được những nguồn lực trung hậu, nhanh nhẹn, thật thà là điều cần phải đầu tư nhiều. Ngay từ những bước đầu tiên, nhà tuyển dụng phải hết sức nhậy bén. Sau khi đã sàng lọc hồ sơ ứng viên, chắc chắn những list danh sách của bộ hồ sơ chất lượng thì bạn nên lên kế hoạch cho buổi phỏng vấn thành công. Trong buổi phỏng vấn nhân sự, những câu hỏi bạn soạn ra cần phải thể hiện được giá trị đánh giá ứng viên. Như thế bạn mới có thể dễ dàng để nắm bắt và đánh giá chính xác về họ được. Vậy trong một buổi phỏng vấn phải sử dụng câu hỏi thế nào để nhà tuyendung có thể đánh giá chính xác nhất con người của ứng viên?.
Kinh nghiệm làm việc nhóm của bạn là gì
Nội dung câu hỏi cũng là nội dung quản lý nhân sự cần thiết cho những doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trẻ. Bất kể doanh nghiệp nào muốn lớn mạnh thì buộc phải có sự gắn kết của tập thể. Một cá nhân không làm nên tất cả. Nếu như nhân viên của bạn không có khả năng hòa đồng vào với tập thể chung thì sẽ gây ảnh hưởng tới tiến độ của công việc rất nhiều. Vậy nên hỏi về kinh nghiệm làm việc nhóm của ứng viên là rất cần thiết. Thông qua câu trả lời thì bạn có thể đánh giá được ứng viên ở phương diện tác phong làm việc, khả năng hòa đồng và thích ứng với công việc. Ngoài ra để tăng thêm tính kích thích, giúp cho tính cách thật sự của ứng viên được bộc lộ ra bên ngoài thì bạn nên đào sâu vào các mối quan hệ cũ với đồng nghiệp và sếp của ứng viên đó.
Có khi nào bạn cần giúp đỡ không?
Đây cũng là câu hỏi khá hay của người mà nhà tuyển dụng nên áp dụng. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng tự nhận thức về bản thân của ứng viên để cho thấy họ là người tự ti, khiêm tốn, tự tin hay tự cao. Nếu họ có thể thẳng thắn nói ra những khó khăn của mình thì bạn nên đánh giá cao tinh thần làm việc họ có. Nên đào sâu hơn nữa vào cách ứng viên khắc phục khó khăn như thế nào vì điều này sẽ nói lên được khả năng làm việc của ứng viên đó tới đâu.
Tiếp theo bạn cũng có thể hỏi về quá trình chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này của ứng viên. Đây là một câu hỏi hay để kiểm tra xem ứng viên có thật sự muốn làm tại doanh nghiệp của bạn hay không. Nếu trong câu trả lời của người ứng viên có bao chứa cả sự đánh giá về tình hình công ty hay nêu ra những nhận định của họ đối với một vấn đề nào đó mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải thì hãy nhận họ ngay vì đây là những người thông minh, có khả năng phân tích nhanh nhạy.
Hãy kể về một công việc gần nhất bạn đã làm
Câu hỏi này khá tế nhị. Nó có thể giúp nhà tuyển dụng biết được phẩm chất của người ứng viên đó thật thà hay thiếu trung thực. Bởi vì câu hỏi buộc ứng viên phải thể hiện rõ quá khứ và cách đối mặt với quá khứ của họ. Nếu họ kể chi tiết về nơi xưa chốn cũ và những khó khăn của mình thì chúc mừng bạn đã có ứng viên sáng giá để gắn bó lâu dài. Còn nếu như ứng viên chỉ kể sơ qua về nơi cũ mà thể hiện sự chán chường và thất vọng với công việc họ từng làm thì các nhà tuyển dụng cũng nên xem xét về việc nhận những người dễ dàng từ bỏ công việc như thế không.
Đánh giá ứng viên qua phong cách ăn mặc chuyên nghiệp
Chỉ với một buổi phỏng vấn tất nhiên nhà tuyển dụng chưa thể thấy rõ được hết khả năng và con người của ứng viên. Vì thế để tránh tuyển dụng sai hoặc bỏ sót nhân tài, tốt nhất những nhà tuyển dụng thông minh nên có một vài tips bỏ túi để nhìn nhanh được những biểu hiện của một ứng cử viên sáng giá.
Chúng tôi gửi tới bạn một gợi ý nhỏ mà có võ. Đó chính là thông qua phong cách ăn mặc. Với phong cách ăn mặc, chỉ trong 6 giây đầu tiên kể từ khi ứng viên xuất hiện, bạn đã có thể nắm bắt được chừng 30% về tính cách của họ. Và những đánh giá đó hoàn toàn có thể tin tưởng được. Dành sự đánh giá về hình thức bên ngoài sẽ chính là tiêu chí đầu tiên để giúp cho chúng ta có được những nền móng của sự nhìn nhận cơ bản nhất về người ứng viên.
tiêu chí đánh giá ứng viên
Vậy nên, trước khi nhìn vào khả năng họ có, đứng ở tư cách nhà tuyển dụng, bạn cần phải nhìn vào con người, vào tư cách của ứng viên. Không phải họ ăn mặc theo ý của bạn mà là cách họ quan tâm tới trạng phục, ăn mặc lịch sự phù hợp trong buổi phỏng vấn là cách để chúng ta đánh giá, hiểu được rằng, ứng viên đó đang nghiêm túc, rất cẩn thận với buổi phỏng vấn này.
Vậy nên, trước khi nhìn vào khả năng họ có, khi đứng trong tư cách của một nhà tuyển dụng thì bạn nên nhìn vào tư cách con người của họ. Vấn đề không phải là ở chỗ ứng viên ăn mặc theo ý của bạn mà là cách họ quan tới trang phục như thế nào, họ đã có ý thức ăn mặc lịch sự ra sao, có đảm bảo được sự phù hợp, có chứng minh được thái độ nghiêm túc với buổi phỏng vấn này hay không? Thông qua sự chỉn chu về trang phục, chúng ta còn có thể đánh giá được người ứng viên đó là một người có tính cách cẩn thận. Họ quan tâm tới vẻ bên ngoài cũng có nghĩa là họ đang có trách nhiệm với hình ảnh của bản thân. Một con người như thế chắc chắn sẽ có những ý thức cần thiết nhất đối với công việc.
Sự chuẩn bị chu đáo của ứng viên
Trước mỗi buổi phỏng vấn, ứng viên đều có sự chuẩn bị chu đáo. Để biết được ứng viên đó có đang nghiêm túc muốn làm việc tại công ty hay không, nhà tuyển dụng nên đưa ra những câu hỏi liên quan tới ý thức tìm hiểu công ty. Vậy hãy hỏi họ: vì sao họ chọn công ty bạn để xin tuyen viec lam nhanh? Nếu như ứng viên không đưa ra được lý do rành mạch, rõ ràng, có nghĩa họ đang rất mơ hồ về công ty.
Chỉ cần như thế cũng đủ giúp bạn nhìn nhận về sự chuẩn bị chưa chu đáo của họ. Ngược lại, người thực sự cẩn thận và là ứng viên sáng giá sẽ được bộc lộ ngay từ những câu trả lời rành mạch, đưa ra những quan điểm của cá nhân thực sự hợp lý hợp tình. Đó không chỉ là sự chuẩn bị chu đáo mà còn là tố chất nữa đấy nhé.
Chỉ cần như thế cũng đủ giúp bạn nhìn nhận về sự chuẩn bị chưa chu đáo của họ. Ngược lại, người thực sự cẩn thận và là ứng viên sáng giá sẽ được bộc lộ ngay từ những câu trả lời rành mạch, đưa ra những quan điểm của cá nhân thực sự hợp lý hợp tình. Đó không chỉ là sự chuẩn bị chu đáo mà còn là tố chất nữa đấy nhé.
|