banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 16/08/2019, 04:29 PM
Chủ đề này đã có 365 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Nhân viên cãi cọ - sếp nên làm gì?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Có một câu chuyện ngụ ngôn của Lev Tolstoy kể rằng: Hai đứa trẻ chơi đùa rồi cãi nhau. Bố mẹ chúng trông thấy, nhập cuộc và mỗi người đứng về phía một đứa. Không lâu sau đó cuộc cãi vã tạo thành một trận tuyến khổng lồ, càng về sau có thêm nhiều người tham gia. Đến lúc gần như cả làng chia thành hai nhóm đối đầu nhau.
 
Điều thú vị của câu chuyện là, trong khi mọi người xông vào hục hặc nhau thì hai đứa trẻ - thủ phạm gây ra cuộc tranh cãi đã hoàn toàn quên mất vụ đánh nhau của chúng mà lại tiếp tục chơi với nhau một cách vui vẻ.
 
Những người quản lý có thể hoàn toàn trở thành những người lớn kém suy nghĩ như trong câu chuyện kia. Họ bị kéo vào những cuộc cãi vã giữa những nhân viên và quên mất mục đích chính của mình là hòa giải.
 
 
Một ông sếp nhiều kinh nghiệm sẽ không bao giờ tham gia vào những vụ cãi cọ vặt vãnh của nhân viên, mà chỉ giúp họ tìm ra một tiếng nói chung.
 
- Hãy đứng ngoài cuộc xung đột. Đừng bênh vực bên nào hoặc cá nhân nào nếu không bạn sẽ bị đánh giá là “ông sếp thiên vị”.
 
- Hãy huấn luyện nhân viên của bạn về cách xử lý xung đột. Giải quyết xung đột không phải là kỹ thuật “dập lửa”; tốt nhất là phải biết cách “phòng cháy”.
 
- Hãy đặt ra những phương án giúp nhân viên giải quyết xung đột của họ. Cách cuối cùng mới là nhờ đến sự can thiệp của sếp.
 
- Tất cả nhân viên nên biết rõ những hành vi nào được chấp nhận trong tổ chức. Tuy nhiên, nên diệt trừ xung đột tận gốc, đừng tảng lờ để nó cháy âm ỉ, đến lúc nó bùng lên dữ dội thì khó chữa lắm.
 
- Những người “thổi còi báo động” cũng nên công khai đàng hoàng. Nếu một nhân viên nói cho sếp biết về một mâu thuẫn nào đó trong phòng ban họ, bạn nên khuyến khích việc làm đó một cách công khai.
 
- Nên tỏ thái độ cảm thông với những nhân vật chính của cuộc cãi vã. Ai chẳng có lúc nóng giận mất khôn, đừng làm họ cảm thấy xấu hộ trước các đồng nghiệp.
 
- Nếu cuộc cãi vã đang ở cao trào, đừng nên tìm cách bắt bẻ xem lỗi thuộc về nhân viên nào. Trước tiên là làm dịu cả hai, sau đó hỏi chuyện một cách bình tĩnh, nói đến những phiền phức mà họ đã gây ra cho những người xung quanh.
 
Ai có lỗi thật sự? Vấn đề này chỉ nên giải quyết riêng giữa những người trong cuộc với nhau, ko cần thiết có sự tham gia của những người tò mò khác. Trừ những lỗi quá nặng, còn thì mọi cuộc cãi vã đều không cần thiết phải đưa ra bàn tán trong cuộc họp.
  
 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong