Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Nâng cao kỹ năng viết với 6 bước hiệu quả
Trong cuộc sống, rất nhiều thứ cần bạn suy nghĩ để ghi ra từ việc đơn giản nhất như viết status facebok, một câu chuyện ngắn,… đến những thứ phức tạp và cần bố cục hiệu quả như viết thông báo, viết đơn xin,… Nhưng bất kể trình độ của bạn đang ở đâu, những phương pháp nhanh và đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng viết.
1. Hãy để người khác đọc và nhận xét bài viết của bạn
Theo tâm lý bình thường của một con người, sản phẩm của mình bị đánh giá, thậm chí là bị chê bai thì sẽ trốn tránh hoặc lờ đi, bỏ qua những lời phê ấy. Tuy nhiên, những điều ấy lại rất quan trọng. Vì càng nhiều người đọc được bài viết, bạn sẽ càng nhận được nhiều lời góp ý khách quan. Đặc biệt là khi đối thủ của bạn xoi mói từng chi tiết nhỏ trong câu văn, bạn sẽ rút ra thật nhiều kinh nghiệm cho mình từ những thứ nhỏ nhặt nhất! Vì vậy, đừng ngại ngùng gửi bài viết cho bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý.
Nếu có những lời góp ý không chân thành từ một người cụ thể, ví dụ việc không thể thảo luận để thay đổi cách viết, nội dung hoặc bố cục, thì bạn nên nhận lời khuyên từ những người khác. Nhận được nhiều lời nhận xét của nhiều người, bài viết của bạn sẽ hoàn thiện hơn.
2. Viết thường xuyên và hạn chế dựa theo khuôn mẫu
Dựa vào công nghệ hiện đại ngày nay, khi bạn cần viết một đoạn văn ngắn, chỉ cần nhập vào thanh Google, nhập vào từ khóa rồi nhấp vào từ “Tìm kiếm” thì vô số đoạn văn mẫu xuất hiện cho bạn tham khảo. Mặc dù những tài liệu đó vô cùng hữu ích và thông dụng, nhưng nó sẽ khiến bạn viết ít đi. Hãy viết ý tưởng trước, viết ra ý chính, viết nội dung cụ thể, viết, viết và viết thật nhiều!
Có thể bạn chỉ viết vì yêu thích, viết vì chán nản nên muốn tâm sự, viết vì câu view, câu like trên facebook,… nhưng những dòng chữ đó sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn. Và đừng lo lắng về câu chữ, số lượng từ, nó sẽ khiến bạn mất đi sự sáng tạo trong khi viết.
Sau khi viết, bạn có thể tham khảo tài liệu để so sánh, tự phê bình, rút kinh nghiệm. Như thế sẽ hiệu quả hơn, từ ngữ cũng phong phú hơn. Ngạn ngữ Anh từng nói nên suy nghĩ trước khi tra tài liệu, việc đó sẽ khiến cho bạn nhớ lâu hơn. Đồng nghĩa với việc đó, những từ ngữ, cách dùng từ, cách sắp xếp và bố cục đó sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn.
Đôi khi trong cuộc sống sẽ xảy ra những điều không muốn, ngoài khả năng tiếp nhận của bạn. Hãy viết ra giấy những điều đó, đừng xé đi mà xếp thật ngay ngắn đặt vào một bao thư hoặc một chiếc hộp được giấu kỹ trong tủ. Khi bạn vơi bớt cảm xúc, lấy những bức thư đó ra. Có người từng nói rằng “Khi giận dữ, mọi thứ vô lý đều trở nên có lý. Những điều bình thường không thể đều trở nên có khả năng.” Vì thế những bức thư, những mảnh giấy nhỏ ấy thậm chí có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật không ngờ từ bạn.
3. Sáng tạo với những thể loại, phong cách và nhiều cấu trúc khác nhau
Trong điều kiện bình thường, ít có ai bỗng nhiên lấy bút viết gì đó. Chỉ khi điều kiện bắt buộc, như khi thi, khi kiểm tra và khi cần thiết phải viết. Vì thế nên cơ hội được viết không thể nhiều. Nhưng nếu bạn tham gia vào các diễn đàn như confession, blog,… bạn sẽ có được nhiều cơ hội viết, không chỉ đơn thuần là viết cho một người xem, mà là mọi người xem và nhận xét. Những trang mạng ấy cũng không nhất thiết bạn phải theo khuôn khổ nào, thậm chí có thể dùng teencode và không thành cấu trúc câu.
Đó là những nơi bạn có thể tự do sáng tạo cách viết của mình thay cho những thời giờ bị gò bó.
4. Đọc thật nhiều!
Khi đọc, những văn phong đó sẽ lướt qua trí nhớ của chúng ta. Những cụm từ, những từ ngữ bạn sử dụng sẽ ngày càng phong phú. Những cuốn sách tưởng chừng như vô vị và thiếu ý nghĩa lại gây cảm hứng sáng tạo cho các tác phẩm mới của bạn. Điều đó sẽ không được tính là đạo văn nếu bạn sử dụng ngôn từ có phong cách cá nhân của bản thân. Đọc nhiều thì bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin, thậm chí có thể tìm được sở thích cá nhân sau này.
5. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Người xưa ta có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nói lên khi làm mọi việc cần phải trải nghiệm! Khi viết cũng thế, nếu muốn miêu tả con gà ta, trước hết bạn ít nhất phải thấy được con gà, không chạm được nhưng có thể tưởng tượng được. Đi thực tế khiến con người bạn cởi mở hơn và cách sử dụng từ ngữ cũng thế. Nhiều tình huống dở khóc dở cười trong cuộc sống đôi khi là nguyên do khiến bạn muốn đặt bút xuống viết gì đó.
6. Quan sát thế giới xung quanh
Một nhà nghệ thuật chân chính là một người biết dùng suy luận của mình để vẽ lên những thứ trong đầu. Việc viết cũng bắt đầu như thế, phải biết quan sát và để ý những gì xảy ra xung quanh, bạn mới có thể nắm bắt được phong cách hiện đại. Không phải là chạy theo xu hướng, mà khi bạn để ý từng chi tiết nhỏ, bạn sẽ cảm thấy thế giới thật diệu kỳ và nhiều điều mình chưa hề biết đến. Những điều đó sẽ khiến bạn muốn khám phá, muốn bộc lộ ưu điểm của mình hơn, muốn đặt bút xuống nói lên cảm giác của mình.
|