banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 12/09/2019, 04:31 PM
Chủ đề này đã có 375 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Làm gì khi chán nản muốn nghỉ việc?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Bạn đã mong đợi điều gì?
Khi bắt đầu một công việc mới, dù ít hay nhiều bạn cũng kì vọng vào nó. Có thể bạn hi vọng công việc nhàn hơn, sếp đối xử với nhân viên tốt hơn và đồng nghiệp ít gây phiền phức cho bạn. Vậy thì, khi cảm thấy mình hơi chán công việc hiện tại dù chỉ mới gắn bó một thời gian ngắn, bạn hãy nghiêm túc suy nghĩ xem vì bạn không hứng thú với công việc hay những kì vọng của bạn quá cao. Một khi đã hiểu rõ nguyên nhân, viết đơn xin nghỉ việc cũng chưa muộn.
 
 
Làm gì khi chán nản muốn nghỉ việc?
 
 
Steve Langerud - chuyên gia tư vấn về cơ hội việc làm tại đại học DePawu đã đưa ra những lời khuyên cho các nhân viên không hài lòng với công việc để họ tìm ra vấn đề.
 
Theo Langerud, bạn phải biết rõ những gì bạn thích hay ghét và nguyên nhân gây nên tình trạng đó. Có thể do một người, một việc không hoàn thành, sếp quá khó tính hay một công việc hấp dẫn hơn đang mời gọi…. Hãy suy nghĩ thật nghiêm túc bởi sự chán ghét mơ hồ không thể giúp bạn thay đổi được tình hình hiện tại hay tìm được công việc mới tốt hơn. Nếu có thể bạn nên nói chuyện với đồng nghiệp để tìm hiểu xem các đồng nghiệp có rơi vào tâm trạng như bạn lúc này hay không. Liệu bạn có phải là người duy nhất cảm thấy chán ngán khi mới chân ướt chân ráo vào nhận việc?
 
Nếu như không ai rơi vào tình trạng như bạn, Langerud cho rằng, có thể môi trường làm việc hiện tại không phù hợp với bạn và từ bỏ công việc đó là cách giải quyết tốt nhất. Langerud tỏ ra ngạc nhiên khi nhiều người vẫn cố bám lấy công việc đó trong khi không hề có hứng thú.
 
Nghỉ việc vì chán là một trong vài lý do phổ biến của nhân viên văn phòng  https://www.24h.com.vn/nhip-song-tre/5-truong-hop-ban-khong-nen-nghi-viec-vi-chan-c685a1057278.html
 
Ở lại thêm một thời gian ngắn
Amy Brownstein, người sáng lập và là chủ tịch của công ty PR Brownstein, hy vọng nhân viên mới sẽ ở lại nhiều hơn hai tuần. Theo kinh nghiệm của bà, nhiều người lao động không được chuẩn bị chu đáo để làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng, đó là lý do khiến họ muốn ra đi sớm.
Brownstein cho biết “khi nhận một ứng viên nào đó, tôi luôn nói với họ rằng, hy vọng bạn có thể trụ lại công ty ít nhất là 1 tháng. Nhưng nhiều nhân viên vẫn từ bỏ công việc này chỉ sau hai tuần thử việc bởi công việc đòi hỏi trách nhiệm cao và họ sợ phải gánh chịu hậu quả khi pham sai lầm. Nhưng Amy cho rằng, lúc đầu họ có thể thấy quá tải nhưng nếu cố gắng ở lại thêm một thời gian bạn sẽ quen dần với yêu cầu công việc, nhanh chóng thích nghi và hoàn thành tốt mọi việc được giao”.
 
 
Làm gì khi chán nản muốn nghỉ việc?
 
 
Bà Amy cũng nhấn mạnh, nếu đó là công việc đầu tiên bạn đảm nhận thì sự lo lắng, sợ hãi chắc chắn sẽ cao hơn. Thế nhưng, các bạn nên kiềm chế nỗi lo sợ và tìm cách vượt qua. Cứ làm những gì người ta yêu cầu, đừng phân tích quá sâu. Hãy tập trung vào công việc, từ từ phát triển lên chứ không ai bỗng chốc thành đạt trong ngày một ngày hai được. Nếu các bạn từ bỏ công việc ngay lúc này, bạn đã đầu hàng hoàn cảnh và hồ sơ xin việc của bạn chắc chắn rất khó để chinh phục những nhà tuyển dụng tiếp theo. Bởi ai dám chắc, bạn sẽ không từ bỏ công ty của họ như đã làm với công ty cũ. Như thế là bạn chỉ mới quan tâm đến phần nổi của tảng băng trôi mà chưa biết nhìn sâu xa về nguồn gốc, phần chìm khó dịch chuyển của tảng băng ấy.
 
 
Xem xét kế hoạch của bản thân
Trên thực tế, việc tìm được một công việc mới hay kiếm đủ tiền để trang trải cho cuộc sống tác động không nhỏ đến sự lựa chọn của bạn. Việc bạn từ bỏ công việc hiện tại hay không liên quan nhiều đến nhu cầu của bản thân.
 
Emilie Schaum - Giám đốc nhân sự tại hãng tiếp thị Lippe Taylor, khuyên rằng bạn nên tự hỏi mình ba câu hỏi để không khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn:
 
- Bạn có đủ tiềm lực tài chỉnh để trang trải sau khi bỏ việc?
Theo bà, khi có ý định bỏ việc, ứng viên nên đặt ra câu hỏi “liệu mình có đủ tiềm lực tài chính để trang trải cho chi phí sinh hoạt trong thời gian đi tìm công việc mới? Khi thị trường việc làm đang cần người, việc bạn tìm được việc sớm hay muộn phụ thuộc vào kinh nghiệm của bản thân cũng như mức lương mà bạn yêu cầu. Vì thế, hãy suy nghĩ xem bạn có đủ tài chính để trang trải cho cuộc sống đến khi bạn tìm được vị trí mới thích hợp hay không rồi hẵng báo cáo xin nghỉ việc.
 
- Liệu bạn đã suy nghĩ kỹ chưa?
Nếu bạn đã trải qua những thử thách của người phỏng vấn trước khi chấp nhận về đầu quân cho công ty của họ, ngay lúc này, bạn hãy thử nhớ lại các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn, kiểm tra lại thông tin trên trang web, nói chuyện với các nhân viên cũ và mới để tìm xem điều gì đã khiến bạn “đổ đốn” như thế. Bạn cần phải tìm ra và hiểu rõ nguyên nhân để tránh lịch sử lặp lại.
 
- Mọi thứ có thực sự tồi tệ như bạn thấy?
Thực tế, đôi khi không phải mọi thứ đều đúng như vẻ bề ngoài bạn thấy. Cuộc sống vẫn còn bao điều tốt đẹp ẩn dấu sau vẻ ngoài thô kệch, xù xì và bạn đừng vội “xem mặt mà bắt bình dong”.
 
Schaum cho rằng: “Nếu bạn cảm thấy mình đang bị sách nhiễu hoặc phải làm điều gì trái pháp luật, trái đạo đức, đừng ngần ngại nói chuyện với người giám sát trực tiếp về những băn khoăn của bạn để tìm ra biện pháp khắc phục. Bạn cũng nên nói chuyện đó với một người bạn đáng tin cậy hay một thành viên trong gia đình để tham khảo ý kiến”. Tất nhiên, không ai có thể quyết định thay bạn nhưng một lời khuyên sáng suốt lúc này sẽ giúp bạn sáng suốt lựa chọn con đường đúng đắn.
 
Schaumm cũng nhắc thêm rằng mối quan hệ trong công việc khác xa mối quan hệ cá nhân. Vì thế, thay vì vội vàng, hãy cho mình thêm thời gian để điều chỉnh và thích nghi bởi vạn sự luôn khởi đầu nan.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong