banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 16/09/2019, 03:48 PM
Chủ đề này đã có 480 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Liều thuốc trị nhân viên lười
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Anh ta bằng lòng với vị trí hiện tại, không chịu nâng cao kĩ năng làm việc hay cống hiến hết sức mình cho công việc như những người khác. Thi thoảng anh ta đạt được mục tiêu đã đề ra nhưng thường xuyên thể hiện sự thiếu nhiệt tình khi làm việc.
 
Dấu hiệu để nhận biết những nhân viên lười nhác đó là: Anh ta luôn luôn chao đảo giữa ranh giới thành công và thất bại. Ngoài ra, một số nhân viên lười nhác khác thường xuyên có thói quen buôn chuyện hay chê bai chính sách của công ty không phải với tinh thần xây dựng. Gần như anh ta chưa bao giờ vừa lòng với những quy định, chính sách mà công ty đề ra. Anh ta phàn nàn với tất cả những nhân viên khác bất cứ khi nào có cơ hội.
 
Nhân viên lười nhát và cách giải quyết tình trạng này như thế nào  https://suckhoedoisong.vn/5-sai-lam-sep-thuong-mac-phai-khi-tri-nhan-vien-luoi-bieng-n160259.html
 
Khi vi rút lười lây lan
 
Một nhân viên lười thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến những nhân viên khác một cách âm thầm và dai dẳng. Những nhân viên tỉnh táo thường tránh xa những người lười nhác, bởi họ nhận rõ ảnh hưởng không tốt của đối tượng đó tới môi trường làm việc và hiệu quả công việc của những người còn lại.
 
Những nhân viên đang âm thầm chuẩn bị một sự thay đổi công việc thường nhanh chóng bị ảnh hưởng của nhân viên lười. Họ mang tâm lý đằng nào mình cũng nghỉ việc nên không cần phải cố gắng. Nếu bạn muốn nhân viên lười nhác đó cố gắng làm việc hơn, thì bạn nên để cho anh ta hiểu rằng công ty không có chỗ dành cho những kẻ lười nhác. Nếu bạn không nhanh chóng giải quyết tình trạng đó thì bạn sẽ không thể lường trước được ảnh hưởng tiêu cực của “vi rút lười” đến người còn lại, bởi những người còn lại họ không được trang bị những “vũ khí” cần thiết để đối phó với căn bệnh ấy.
 
Những người khác sẽ nhanh chóng chán nản bởi họ nhận ra rằng: “Mình làm việc vất vả và cống hiến hết mình cho công ty trong khi vẫn có người không chịu làm việc mà vẫn tồn tại ở đây được”. Thêm vào đó, niềm tin của những nhân viên khác vào khả năng lãnh đạo của bạn sẽ bị sụt giảm, vì họ thấy rằng bạn không có khả năng khuyến khích nhân viên phát huy năng lực.
 
Bạn phải làm gì với những nhân viên lười nhác
 
Bạn chính là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết vấn đề này. Những đồng nghiệp khác có thể nhận ra nhân viên lười làm việc, có thể sẽ bàn tán thì thầm hoặc động viên nhân viên đó làm việc tốt hơn, nhưng dù sao thì người giải quyết chính vẫn là bạn. Bạn là sếp, bạn có quyền điều chỉnh nhân viên của mình, và chỉ có bạn mới “trị” được những người đến công ty không phải để làm việc.
 
Việc đầu tiên mà bạn phải làm đó là tìm hiểu điều gì tồi tệ đang xảy ra. Chúng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn vào thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những xì xào, rắc rối đang xảy ra trong môi trường làm việc hiện tại. Biết rõ điều gì đang xảy ra sẽ giúp bạn có cách xử lý hiệu quả, khuyến khích nhân viên nhiệt tình hơn nữa trong công việc hiện tại.
 
Thật hiếm có ai vừa thức giấc đã lập kế hoạch cho một ngày làm việc … không hiệu quả. Cũng hiếm có ai thích có cảm giác… thất bại và chán nản khi rời bàn làm việc sau một ngày dài đầy căng thẳng. Nhưng không có nghĩa là những nhân vật ấy không tồn tại. Tôi tin rằng những người ấy thường không nhận ra lỗi lầm của họ, mà họ thường đổ lỗi cho người khác. Anh ta cho rằng nguyên nhân khiến anh ta không thích làm việc, không chú tâm vào công việc là do môi trường làm việc, do đồng nghiệp khác, do sếp… có rất nhiều lý do để bao biện cho sự lười nhác của anh ta.
 
Bạn nên sắp xếp thời gian tìm hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng, và nguyên nhân của sự thiếu ý chí làm việc của nhân viên ấy, để biết rõ vì sao anh ta lại ra nông nỗi đó. Có thể họ chán làm việc vì ảnh hưởng từ những nỗi niềm của cuộc sống riêng tư, cũng có thể do môi trường làm việc không phù hợp đã khiến họ thành người như vậy. Với những nhân viên lười, thay vì thẳng tay sa thải, bạn hãy giúp họ, cho họ một cơ hội để tỏa sáng. Bạn nên cho anh ta nhận ra nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta trong việc hoàn thành công việc được giao và những ảnh hưởng tiêu cực từ anh ta tới những đồng nghiệp khác như thế nào nếu anh ta cứ tiếp tục làm việc với thái độ thiếu nhiệt tình.
 
Giúp nhân viên đó nhìn thấy tương lai tốt đẹp nếu anh ta nhiệt tình và cố gắng hoàn thành công việc thật tốt. Ai cũng muốn có một sự nghiệp vững vàng, kể cả những nhân viên lười nhác, vì vậy bạn đừng quên cho họ thấy tương lai tốt đẹp nếu họ biết cố gắng.
 
Cho anh ta thấy rằng bạn rất tin tưởng vào năng lực của anh ta và mong rằng anh ta không phụ lòng tin của bạn. Chính niềm tin của bạn vào nhân viên sẽ là động lực rất lớn khuyến khích nhân viên của bạn hoàn thành nhiệm vụ.
 
Giúp nhân viên của mình lên kế hoạch ngắn hạn để từng bước hoàn thành mục tiêu, và bạn đừng quên theo dõi chặt chẽ những bản báo cáo thường ngày của anh ta.Nếu như bạn đã cố gắng rất nhiều để giúp nhân viên của mình có điều kiện tốt nhất để làm việc nhưng họ vẫn không có thay đổi gì, thì bạn còn đợi gì nữa mà không “xử” theo đúng hợp đồng lao động đã cam kết giữa đôi bên?\
 
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong