Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Những điều nhất định phải làm trước khi xin nghỉ việc
1. Lên kế hoạch chuyển giao
Nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ, hay cho rằng khi đã quyết định nghỉ thì nghỉ luôn, hà cớ gì lo chuyện chuyển giao công việc, cứ để sếp lo. Tuy nhiên, hãy đặt mình vào vị trí người chủ, bạn sẽ lắc đầu ngao ngán với một nhân viên hành xử như vậy. Là một con người tử tế và có trách nhiệm, bạn hẳn không muốn mang tiếng xấu: "Ăn dầm nằm dề chán chê, rồi đi không để lại dư âm".
Hãy giải đáp những câu hỏi như: Ai sẽ nắm các dự án đang dang dở? Khi nào sẽ chuyển giao hẳn nhiệm vụ đang giữ? Bạn hoàn thành được bao nhiêu phần trăm dự án trước khi nộp đơn xin thôi việc?...
Khi hoàn thành việc chuyển giao một cách có trách nhiệm, quản lý bạn chắc chắn sẽ không ngớt lời cảm ơn và khen ngợi dành cho bạn.
2. Hãy tìm một công việc mới trước khi nộp đơn xin nghỉ việc
Lý do thường thấy dễ làm nhân viên nghỉ việc, đọc bài viết của web genk.vn http://genk.vn/5-li-do-nhan-vien-muon-nghi-viec-ngay-lap-tuc-20190625104331171.chn
Theo tạp chí Forbes, chuyện tìm một công việc mới sẽ trở nên chông gai hơn nếu bạn trong tình trạng thất nghiệp. Tốt nhất bạn nên tìm được một công việc ưng ý rồi mới xin nghỉ. Bởi lẽ, trong con mắt của những nhà tuyển dụng giỏi, bạn càng có sức hút với họ nếu họ biết đang được một công ty khác thuê. Một người thợ săn sẽ cảm thấy chán nản nếu con mồi quá dễ để chinh phục!
3. Lưu giữ "kho báu" tài liệu
Khi đã rời công ty một đi không trở lại, hầu hết nhân viên đều mất hết các "bảo bối" quan trọng lưu trong máy tính như tài liệu, email, thông tin khách hàng, các phần mềm chuyên ngành… Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn dành ra đủ thời gian để lưu trữ những gì quan trọng đối với mình. Số "bảo bối" này có thể sẽ giúp ích cho công việc mới của bạn, hoặc một ngày nào đó bạn sẽ dùng tới chúng.
4. Tổ chức cuộc hẹn để nói lời giã từ
Dù công ty có yêu cầu hay không, bạn cũng cần có cuộc gặp riêng với sếp. Sắp xếp một cuộc hẹn như vậy không phải để bạn đập tan cơn giận, không phải để bạn trình bày với sếp tất tần tận những gì bạn ghét nhất khi làm việc tại công ty.
Thật ra, một cuộc gặp như vậy là cơ hội quý báu để bạn chia sẻ một số phản hồi giúp đóng góp xây dựng công ty tốt hơn. Đó là lúc bạn được nghe những nhận xét từ sếp, từ đó giúp bạn biết được thế mạnh và điểm yếu của mình là gì. Và những chia sẻ này tất nhiên sẽ giúp cho cuộc sống và công việc của bạn.
5. Giữ liên lạc và xây dựng quan hệ
Đừng quên giữ liên lạc với các đồng nghiệp khi bạn quyết định rời công ty.
"Tôi làm việc tại cùng một tổ chức trong 5 năm và nhiều đồng nghiệp của tôi thật sự tốt bụng. Tôi đã cố gắng đảm bảo rằng mọi người đều có thông tin liên lạc của tôi, để họ biết được tôi đang làm gì. Tôi cũng sắp xếp nhiều thời gian để gặp một vài người, như vậy tôi có thể nói chuyện và nghe họ chia sẻ lại về cuộc sống của họ", cô Leslie Moser, cử nhân quản trị kinh doanh tại Trường kinh doanh Harvard (Mỹ), chia sẻ trên tờ The Muse.
Bên cạnh đó, trong thời gian sắp nghỉ việc, bạn cũng nên tạo dựng nhiều mối quan hệ với mọi người xung quanh để tìm kiếm các cơ hội mới. Có người từng nói rằng: "Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba quan hệ, thứ tư trí tuệ". Ở đây chỉ nói về quan hệ, rõ ràng đây là yếu tố quyết định thành công của nhiều người hiện nay.
Không phải "hậu duệ", không có nhiều tiền, nhưng vừa có quan hệ và tri thức, bạn sẽ kiếm được một công việc mới ưng ý.
6. Lên kế hoạch đi nghỉ mát
Nếu đã nghỉ việc và có nhiều thời gian rảnh, bạn còn ngại gì khi không thưởng cho mình một chuyến đi du lịch. Nếu yêu thích sự năng động, bạn có thể đến những điểm vui chơi tẹt ga. Nếu thích sự yên bình, hãy đến những khu nghỉ dưỡng nơi bạn được nghe tiếng sóng biển rì rào.
Nguồn: http://laodongxahoi.net/
|