banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 13/12/2019, 03:46 PM
Chủ đề này đã có 469 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
4 Giải pháp “thoát” khỏi công việc bận rộn
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 1. Không đợi tới “thời điểm hợp lý” mới đi nghỉ

Đặc thù của công việc bận rộn là không bao giờ tìm ra được thời điểm hợp lý để nghỉ, cho dù bạn có lên kế hoạch trước kỹ càng tới đâu. Nhưng chẳng có lý do gì để bạn không đi nghỉ cả. Một trong những lợi ích lớn nhất của các công ty là có những nhân viên mạnh khỏe, sáng suốt, dồi dào năng lượng để làm việc tốt. Trong khi đó, thời gian nghỉ ngơi là một lợi ích mà bạn nhận được từ công ty, cũng giống như tiền lương, và bạn nên sử dụng nó.

Bởi vậy, thay vì đợi tới một thời điểm hoàn hảo mới đi nghỉ, điều mà có thể bạn sẽ phải chờ cực lâu, hãy quyết định bạn hãy đi nghỉ ngay trong năm nay.

2. Hãy đảm bảo là mọi việc ở văn phòng sẽ ổn khi bạn vắng mặt

Điều này có nghĩa là, bạn cần đảm bảo đã chuẩn bị kỹ lưỡng cách thức giải quyết các công việc mà bạn để lại cho người khác làm trước khi đi nghỉ. Hãy lập một bộ tài liệu cần thiết, lập danh sách các đồng nghiệp có thể giúp giải quyết các phần việc của bạn, báo cáo với sếp về những sắp xếp này để sếp biết, đồng thời đảm bảo mọi người biết là bạn đi vắng và ai là người mà họ có thể liên lạc để được giúp đỡ khi không có mặt bạn.

"Bận rộn giả" với những công việc vô bổ chiếm hết quỹ thời gian 24h của bạn http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/190-14945-4-cach-de-thoat-khoi-tinh-trang-ban-ron-gia.html


3. Nếu sếp phản đối, hãy tỏ ra cương quyết

Chắc chắn bạn có thể vấp phải sự phản đối của sếp nếu bạn xin đi nghỉ vào một thời điểm nào đó trong năm, nhất là thời điểm công ty bận việc hoặc đồng nghiệp cùng bộ phận của bạn cũng xin đi nghỉ. Nhưng sếp không thể nói rằng, bạn sẽ không bao giờ được đi nghỉ.

Nếu bạn cảm thấy sếp không muốn cho bạn đi nghỉ, hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Tôi đã không đi nghỉ hai năm nay rồi, vì công việc rất khó dứt ra. Nhưng rõ ràng, như thế là không ổn trong dài hạn. Kỳ nghỉ là một phần trong chế độ phúc lợi của công ty, tôi muốn được sử dụng nó. Liệu cấp trên có thể sắp xếp để tôi dành thời gian yên tâm đi nghỉ không?”

Đôi khi, chính sếp của bạn cũng quá bận rộn với công việc thường ngày, và lời đề nghị của bạn có thể giúp sếp dừng lại một chút và xem xét những nhu cầu lâu dài này. Những nhà quản lý tốt luôn hiểu rằng, những nhân viên giỏi rốt cục sẽ rời bỏ công ty mà đi nếu họ làm việc trong một môi trường văn hóa doanh nghiệp không hỗ trợ cho chất lượng cuộc sống của họ. Thêm vào đó, quản lý tốt là đạt kết quả tốt trong dài hạn chứ không phải là ngắn hạn.


4. Hãy cố gắng dứt hẳn ra khỏi công việc trong kỳ nghỉ

Phần nhiều lợi ích của kỳ nghỉ đến từ việc bạn thực sự không “dính dáng” gì đến công việc, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn tiếp tục kiểm tra email công việc và nhận các cuộc gọi liên quan đến công việc, bạn có thể để mất lợi ích này, nhất là trong trường hợp nhiều người phải mất vài ngày không làm việc mới có thể thoát hoàn toàn khỏi trạng thái làm việc. Bởi thế, hãy cố gắng đừng đụng chạm gì tới công việc trong kỳ nghỉ của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, công ty vẫn sẽ ổn nếu vắng bạn trong 1-2 tuần lễ.

Nguồn: http://laodongbinhduong.org.vn
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong