banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 26/12/2019, 03:42 PM
Chủ đề này đã có 474 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Kỹ năng chủ động lắng nghe
Thông tin mua bán Liên Hệ:
Bạn cho rằng mình đã lắng nghe rất giỏi những vấn đề ở trên? Rất tiếc là không phải vậy. Nghiên cứu chỉ ra rằng người ta chỉ nhớ khoảng 25-50% những gì mình nghe được. Nghĩa là trong 10 phút nói chuyện với bạn thì sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay đối tác cũng chỉ nghe được khoảng 2,5 – 5 phút thôi.

Dựa trên nghiên cứu này, bạn sẽ thấy mình không cần phải nghe toàn bộ thông điệp mà chỉ cần nắm bắt được thông điệp chính trong vòng 25%-50%phút lắng nghe hiệu quả thôi. Nhưng nếu không được thì sao?

Rõ ràng, trau dồi kỹ năng lắng nghe sẽ mang tới cho bạn rất nhiều lợi ích, giúp cải thiện hiệu suất làm việc, nâng cao sức ảnh hưởng, thuyết phục, và khả năng thương lượng của bản thân. Ngoài ra còn giúp bạn tránh được xung đột và hiểu lầm để thành công trong công việc.


Để trở thành một thính giả thực thụ, bạn phải kiên trì thực hành việc “chủ động lắng nghe” bằng cách không chỉ nghe câu chữ mà quan trọng hơn là phải cố gắng thấu hiểu toàn bộ thông điệp được truyền đạt.

Khi đang lắng nghe, bạn phải thật sự chú ý đến người đối diện và không nên để các nhân tố xung quanh làm xao nhãng trí óc. Bạn cũng không nên tranh cãi quyết liệt khi người khác vừa nói xong hoặc mất tập trung khi đang nghe thông điệp. Nếu không, những rào cản đó sẽ khiến chúng ta không thể lắng nghe và thấu hiểu.

Nguyên do bạn thường yếu kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp https://www.nguoiduatin.vn/vi-sao-ban-yeu-ky-nang-lang-nghe-trong-giao-tiep-a460311.html

Để nâng cao khả năng nghe hiểu, bạn cũng nên để người khác biết bạn đang lắng nghe họ. Đây cũng là việc rất quan trọng xét về bản thân của người nói bởi chính bản thân bạn cũng từng gặp trường hợp đang nói mà không biết người khác có nghe không, có đang tiếp nhất thông điệp không, có nên tiếp tục nói không? Cảm giác đó thật chán nản giống như đang nói chuyện 1 mình với cái đầu gối vậy.

Công nhận là mình đang lắng nghe có thể đơn giản chỉ là gật đầu hoặc “uh huh”. Điều đó không có nghĩa là bạn đồng tình với những gì người khác nói, mà chỉ đơn giản thể hiện là bạn đang chăm chú lắng nghe họ. Nên sử dụng ngôn ngữ cơ thể và những tín hiệu khác để biểu lộ điều đó đồng thời nhắc nhở mình phải tập trung chú ý khi lắng nghe.

Bạn nên hưởng ứng theo cách có thể khuyến khích người nói tiếp tục trình bày để thông qua đó tiếp nhận thêm được nhiều thông tin cần thiết. Trong khi gật đầu và “uh huh” mang nghĩa bạn đang hứng thú được nghe thì một câu hỏi bất ngời hoặc một lời nhận xét đúng chỗ chứng tỏ bạn đã thấu hiểu chu đáo thông điệp.

Hãy trở thành một thính giả thực thụ.

Dưới đây là 5 yếu tố then chốt trong việc chủ động lắng nghe giúp bạn trở thành một thính giả thực thụ:

* Hãy chú ý

Hãy để người nói thấy bạn đang tập trung lắng nghe và hưởng ứng những gì họ nói.

Nhìn thẳng vào mặt người nói
Dẹp bỏ những ý nghĩ không liên quan sang một bên. Đừng vội suy nghĩ cách bác bỏ.
Tránh bị môi trường bên ngoài tác động
Hãy “lắng nghe” ngôn ngữ hình thể của người nói
Tránh nói chuyện riêng khi đang là thính giả trong một nhóm

* Cho thấy bạn đang lắng nghe

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ để chứng tỏ bạn đang chú ý lắng nghe:

Thỉnh thoảng nên gật đầu
Cười và biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt
Chú ý biểu lộ thái độ cởi mở và thân thiện
Khuyến khích người nói bằng một vài lời nhận xét như: vâng, uh huh, thế ah…

* Hãy đưa ra phản hồi

Với tư cách là một thính giả, bạn không nên để giả định, phán xét hay niềm tin cá nhân làm méo mó thông điệp mà người nói muốn truyền tải. Do đó để hiểu đúng thông điệp, bạn cần phản hồi lại bằng cách đặt câu hỏi:


* Đừng phán xét

Ngắt lời người khác không chỉ làm mất thời gian mà còn khiến người nói cảm thấy bị hụt hẫng và việc cung cấp thông tin hạn chế hơn.

Hãy để người nói hoàn tất những gì họ muốn nói
Đừng ngắt lời họ bằng cách tranh cãi tay đôi ngay lập tức

* Trả lời một cách thích hợp

Chủ động lắng nghe là cách thể hiện sự tôn trọng và hiểu biết đối với người khác đồng thời giúp bạn thu thập được nhiều thông tin và quan điểm hơn. Nếu bạn tấn công người nói hoặc làm họ thất vọng, bạn sẽ chẳng nhận được lợi ích gì đâu.

Cách phản hồi của bạn nên chân thành và cởi mở
Nên khẳng định ý kiến cá nhân một cách thích hợp
Hãy đối xử với người khác theo cách họ mong đợi

Để trở thành một người lắng nghe tích cực đòi hỏi phải tập trung và quyết tâm cao vì ông bà ta thường nói “non sông dễ đổi, bản tính khó dới”. Thói quen lắng nghe cũng khó sửa y như những thói quen khác đòi hỏi bạn phải rất cố gắng để cải thiện nó.

Hãy thận trọng khi lắng nghe và luôn luôn nhắc nhở bản thân phải chú tâm lắng nghe người khác nói. Hãy đặt những suy nghĩ và hành vi không liên quan sang một bên mà chỉ nên tập trung vào thông tin mà người nói muốn truyền đạt. 15phut.vn thấy, bạn cũng nên thường xuyên đặt câu hỏi, lặp lại và diễn giải để đảm bảo đã thấu hiểu vấn đề. Nếu không, đôi khi bạn sẽ phát hiện ra điều người ta nói và điều mình nghe chẳng ăn nhập gì với nhau.

Nguồn: http://cafebiz.vn/
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong