Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Sai lầm thường thấy trong công tác tuyển dụng nhân sự
* Tuyển dụng chỉ để mục đích "lấp chỗ trống”
Hầu hết, công ty nào cũng phải đối mặt với vấn đề về thiếu hụt nhân sự. Điều này xảy ra mỗi khi có nhân viên nào đó nghỉ việc. Sự thiếu hụt về nhân sự sẽ gây ra một ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi nếu coi mỗi vị trí, mỗi nhân viên là một mắt xích tạo nên vòng quay hoàn hảo thì khi thiếu đi một ai đó, mắt xích sẽ bị đứt đoạn, cả cỗ máy sẽ không thể hoạt động hiệu quả như cũ được. Với sự quan trọng về việc bổ sung nhân sự như thế, nhiều nhà tuyển dụng dường như phải nhận “sức ép” tuyển dụng thay thế. Công việc này đòi hỏi sự nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên chẳng mấy người chú ý tới vế sau – sự hiệu quả. Tại sao vậy? Khi nhận được nhiệm vụ tuyển dụng thay thế nhân lực, nhà tuyển dụng chỉ có thể tìm gấp, kiếm nhanh để kịp lấp đầy để kịp thời đáp ứng đòi hỏi của sếp.
Trong khi đó, việc tìm được một người phù hợp với vị trí cần tuyển dụng không phải là điều dê dàng. Nó đòi hỏi khá nhiều thời gian từ khâu lên kế hoạch, đăng thông tin và khó khăn nhất vẫn là việc chọn lựa. Có khi rất nhiều bộ hồ sơ, đơn xin việc được gửi đến ứng tuyển nhưng lại hoàn toàn không thể chọn được một bộ hồ sơ người tìm việc nào nếu như xét tới sự phù hợp. Thế nên, dù có phải dùng các phương pháp tuyển dụng nhằm nhanh chóng tuyển được người đúng với vị trí trống cũng cần một khoảng thời gian nhất định, không thể nào đốt cháy giải đoạn.
Tuyển dụng ứng viên không phù hợp với vị trí quản lý phải làm thế nào http://bau.vn/chia-se/tin-43218/9-hau-qua-cua-viec-tuyen-dung-sai-nhan-su.html
* Tuyển dụng phải “đối thủ” cạnh tranh
Trong thương trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn luôn là vấn đề nổi cộm. Nhiều doanh nghiệp rất chú tọng việc tuyển dụng .Và việc tuyển chọn lấy một vài nhân viên từ các đối thủ của mình sẽ mang tới một điều gì đó may mắn. Bởi họ đã từng là nhân viên cũ của đối thủ, họ có những hiểu biết nhất định về đường lối cũng như phương thức làm việc của công ty cũ. Khi tuyển dụng họ, có thể khai thác được một số thông tin quan trọng. Đó là tất cả những gì mà nhà tuyển dụng nghĩ đến. Nhưng nếu chỉ suy nghĩ như vậy thì thật là một điều thiếu sót.
Tuyển dụng luôn chú trọng tới năng lực. Dù tuyển bất cứ vị trí nào thì cũng phải ưu tiên về trình độ. Một số doanh nghiệp nghĩ rằng, chỉ cần ứng viên đó đã từng làm việc ở công ty đối thủ thì có thể tuyển dụng mà không xét tới trình độ của họ, chấp nhận cả những ứng viên có thành tích hết sức bình thường. Bạn có biết rằng, rất có thể vì lý do đó mà ứng viên đã bị nghỉ việc ở công ty cũ hay không? Liệu họ có thể làm tốt ở công ty bạn hay chỉ đơn giản là bạn có thể khai thác một vài thông tin nào đó hoàn toàn không có giá trị và để lãng phí nguồn nhân lực.
Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ buổi phỏng vấn ban đầu, các ứng viên nên biết cách trả lời phỏng vấn thông minh
* Bạn đang thiếu kỹ năng phỏng vấn
Dù rằng nhiệm vụ của người tuyển dụng là đưa ra những câu hỏi để định hướng ứng viên trả lời. Song không phải nhà tuyển dụng nào cũng có thể làm được điều đó. Quá trình phỏng vấn không chỉ đơn thuần là việc hỏi và trả lời.
Quan trọng hơn hết đó là quá trình của sự khai thác dẫn dắt để ứng viên có thể bộc lộ được nhiều nhất về bản thân và những khả năng trong công việc. Từ đó tìm ra người phù hợp nhất. Vì thế, đòi hỏi người phỏng vấn phải khéo léo làm sao cho cuộc phỏng vấn phải là một cuộc đối thoại hai chiều. Đó mới là người có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và nắm bắt được hết mọi kỹ thuật tuyển dụng cần thiết.
* Không xem kỹ hồ sơ của ứng viên
Bất cứ ứng viên nào cũng đều muốn tạo được ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng thông qua CV xin việc và một bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất. Vì vậy mà họ sẽ tìm cách “vẽ ra” những điều hoàn hảo nhất trong thành tích của mình trong CV, mẫu đơn xin việc và hồ sơ xin việc. Nhà tuyển dụng thường bận rộn lại thêm mong muốn tuyển dụng nhanh chóng cho nên thường không “xác thực” vẻ đẹp hoàn hảo trong bản hồ sơ ứng viên. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ chọn ra một bộ hồ sơ đẹp nhất, phù hợp nhất mà lựa chọn rất dễ khiến cho tình trạng “chọn nhầm” xảy ra.
Để cải thiện tình trạng này, chúng ta cần phải xem xét hồ sơ ứng viên trên nhiều phương diện và luôn “đề phòng”, không nên tin vào tất cả những điều mà ứng viên liệt kê ra. Hãy gọi điện thoại trực tiếp cho ứng viên đó để nói chuyện với họ. Đồng thời gọi điện cho người quản lý cũ để xác minh những điều mà ứng viên liệt kê trong hồ sơ có đúng sự thật hay không.
Bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, để giúp buổi phỏng vấn trở lên hoàn hảo hơn bạn nên tham khảo bài viết: câu hỏi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng
* Không cho ứng viên cơ hội được nói
Trong mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, người tuyển dụng đóng vai trò của người đặt câu hỏi, ứng viên sẽ trả lời. Nhiều người thường hiểu lầm vai trò trong mối quan hệ này. Đành rằng vai trò chủ động nói thuộc về nhà tuyển dụng nhưng có người vì “chủ động quá” chăng mà đã vô tình “cướp mất” lượt lời của ứng viên, thậm chí còn không cho ứng viên cơ hội được nói. Đó là những lúc nhà tuyển dụng nói lan man, dài dòng, không để cho người ứng viên có cơ hội được thẻ hiện bản thân mình nhiều hơn, sâu hơn.
Có những khi ứng viên đang trả lời, nhiều nhà tuyển dụng rất hay mắc lỗi xen ngang, cắt lời chỉ vì cảm thấy ứng viên nói điều đó không hợp lý.. Xét trên phương diện giao tiếp thì điều này không chỉ mất lịch sự mà còn chứng minh được nhà tuyển dụng đang làm việc rất thiếu chuyên nghiệp. Nếu như tình trạng này còn tiếp diễn thì chắc hẳn đến cuối cùng chúng ta rất khó có thể tuyển chọn được ai đó thích hợp. Bởi trong mắt bạn ai cũng như ai. Ai cũng chỉ được nói ngắn gọn về bản thân của mình.
Nguồn: http://danviet.vn/
|