Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Sai lầm tuyệt đối cần tránh trong quá trình tuyển dụng
1. Tuyển dụng kiểu “lấp chỗ trống”
Khi bạn bất ngờ rơi vào trường hợp nhân viên của mình bất ngờ nghỉ việc và không báo trước, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến dây chuyền làm việc và hiệu quả chất lượng công việc, bạn ngay lập tức tìm kiếm một nhân viên mới để lấp đầy chỗ trống đó. Suy nghĩ đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Những nhân viên tuyển gấp là những nhân viên không có đủ kỹ năng mà doanh nghiệp đang thật sự cần. Hãy dành thời gian tìm hiểu các ứng viên kỹ lưỡng hơn để phù hợp với công việc tốt nhất, chủ động lựa chọn một ứng viên giỏi cho vị trí còn trống đó. Bạn hãy nghĩ đến vấn đề phải tiếp tục thay thế nhân viên khi tuyển gấp một ứng viên để lấp đầy chỗ trống chưa? Do đó, cần phải thực hiện quy trình tuyển dụng đúng cách và đầy đủ, không nên rút ngắn giai đoạn và rất quyết định vội vàng sẽ dễ dàng dẫn đến những hậu quả khó lường cho doanh nghiệp.
Lỗi của nhân viên tuyển dụng khi đăng tin tuyển dụng không thu hút cv ứng viên https://www.nguoiduatin.vn/7-sai-lam-nen-tranh-khi-dang-tin-tuyen-dung-nhan-su-a455454.html
2. Tuyển người của đối thủ cạnh tranh
Tuyển được người phù hợp từ các đối thủ cạnh tranh là một trong những chiến lược khá khôn ngoan của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ vì ứng viên đó từng là nhân viên của đối thủ cạnh tranh mà nhắm mắt tuyển dụng ngay thì lại là một sai lầm. Đừng tuyển những người không có nhiều thành tích xuất sắc chỉ vì họ là nhân viên cũ của đối thủ cạnh tranh. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng năng lực của ứng viên, nhất là hiểu biết về ngành nghề mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
3. Không để ứng viên nói
Công việc của nhà tuyển dụng là đặt câu hỏi để tìm hiểu và khai thác về ứng viên của mình đồng thời trả lời các câu hỏi để làm rõ hơn về doanh nghiệp và công việc ứng tuyển. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn liên tục nói về công ty, doanh nghiệp, vị trí công việc mà không cho ứng viên của mình cơ hội để nói bất cứ điều gì và thể hiện bản thân của họ. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, nhà tuyển dụng lại vô tình cắt ngang lời của ứng viên, điều này không những thể hiện sự ất lịch sự mà còn chứng tỏ bạn là người thiếu chuyên nghiệp, bộc trực và vội vàng trong hành động của mình. Và nếu như bạn không để cho ứng viên nói và thể hiện bản thân họ thì bạn sẽ không thể nào tuyển được người phù hợp với vị trí mà bạn đang cần.
Đừng áp đặt những quy định sẵn có của công ty lên các ứng viên mà hãy để họ tự do đưa ra những đề xuất quan trọng về lương khởi điểm, thưởng, ngày bắt đầu làm việc, ngày nghỉ phép, làm ngoài giờ… Việc làm này vừa thể hiện sự tôn trọng họ, vừa giúp nhà tuyển dụng nắm được ứng viên nào có những mong muốn phù hợp với doanh nghiệp mình.
4. Thiếu kỹ năng phỏng vấn
Để biết được rằng ứng viên có thật sự là người đáp ứng được yêu cầu của bạn hay không thì bạn cần phải khéo léo trong cách đặt câu hỏi phỏng vấn. Khả năng chọn lọc, sắp xếp quy trình phỏng vấn bằng những câu hỏi đã dự định là khả năng cần thiết phải có của bất cứ nhà tuyển dụng tài giỏi nào. Bạn phải tinh tế và khéo léo sao cho cuộc phỏng vấn là cuộc trao đổi hai chiều, cân bằng và qua đó đôi bên có thể hiểu được nhau, đánh giá được nhau và bạn có thể nhìn thấy năng lực thật sự của ứng viên.
Nguồn: http://cafebiz.vn/
|