banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 11/01/2020, 10:31 AM
Chủ đề này đã có 310 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Bí quyết vợt "bẫy" phỏng vấn
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Câu hỏi 1: Bạn hãy giới thiệu vài nét về bản thân?


Mục đích của câu hỏi phỏng vấn là: Nhà tuyển dụng muốn xác định cách ứng viên tự đánh giá năng lực bản thân phù hợp vào vị trí ứng tuyển.

“Sai lầm lớn nhất mà ứng viên thường mắc phải là cứ ngỡ NTD muốn biết về cá nhân họ khi đưa ra câu hỏi này. Vì thế, họ bắt đầu kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân, sở thích và thói quen của mình. Thậm chí, ngay cả những ứng viên lành nghề, từng dày dạn trên con đường xin việc cũng không kém phần lo lắng dù đã chuẩn bị kĩ lưỡng”, Tina Nocolai, chuyên viên cố vấn phát triển nghề nghiệp kiêm nhà sáng lập trang wed hướng nghiệp Resume Writer’s Ink ghi nhận.

Cách xử lý tốt nhất: Bạn không nên nói nhiều về bản thân mà hãy dành thời gian nói về công việc gần đây nhất và nhấn mạnh kinh nghiệm bạn đã có để có thể ứng tuyển vào vị trí này.Ví dụ, bạn có thể thử cách trả lời sau: “Tôi nghĩ tôi có thể cải thiện tình hình kinh doanh nhờ khả năng nhạy bén trong phân tích và giải quyết vân đề”. Khẳng định này sẽ cho thấy bạn có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đê cũng như có khả năng lãnh đạo trong việc giải quyết tình hình kinh doanh cho công ty.


Làm chủ cảm xúc trong khi phỏng vấn xin việc https://www.tienphong.vn/gioi-tre/6...t-ban-than-khi-phong-van-xin-viec-1485233.tpo

Câu hỏi 2: Hãy mô tả bản thân bạn bằng “1 từ”

“Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định năng lực, cá tinh và phong cách làm việc của bạn có phù hợp với công việc”, theo Lynn Taylor, chuyên gia nghiên cứu về môi trường làm việc quốc gia đồng thời tác giả của cuốn sách “Thuần hóa bạo chúa công sở : Làm sao xử lý ông sếp tính trẻ con và thành công trong công việc”.

Câu hỏi này có thể là một thách đố đối với bạn, đặc biệt khi bắt đầu cuộc phỏng vấn bởi vì bạn không thể biết chính xác “thuộc tính” mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Taylor thể hiện quan điểm: “Con người chúng ta muôn mình muôn vẻ. Vì thế, việc dùng “1 từ” để bao quát bản thân mỗi người gần như là không thể”

Cách xử lý câu hỏi: Bạn nên xử lý một cách thận trọng. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào công việc kế toán, bạn nên tránh dùng từ “sáng tạo” để mô tả bản thân. Nếu là công việc liên quan đến nghệ thuật, cách trả lời tốt nhất không nên có từ “đúng giờ”.“Hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay đều tìm kiếm những ứng viên trung thực , tin cậy, tận tâm và chịu được áp lực công việc. Tuy nhiên. đó cũng là sai lầm lớn nhất mà các ứng viên khi nghĩ nhà tuyển dụng sẽ ưng ý những câu trả lời như vậy. Đây là cơ hội tốt nhất để bạn thể hiện khả năng phù hợp với công việc mà bạn đang nhắm tới”. Taylor giải thích

Câu hỏi 3: So sánh vị trí hiện tại với các vị trí tương đương tại các công ty khác mà bạn đang nộp hồ sơ?

Theo bà Nicolai, mục đích của câu hỏi là để nhà tuyển dụng tính toán sự cạnh tranh trên thị trường qua đó “mặc cả” với người được tuyển dụng.

Nếu bạn trả lời, “Đây là công việc duy nhất bạn ứng tuyển”, đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhận một thẻ đỏ. Bởi vì rất ít nhà tuyển dụng chấp nhận câu trả lời này. Họ sẽ cho rằng bạn không trung trực. Nếu bạn nói một cách tích cực về công việc khác mà bạn đang theo đuổi, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không thể đáp ứng yêu cầu của công ty đó mới chuyển qua công ty họ.

Trong trường hợp này, bạn có thể trả lời một cách chung chung và nói rằng, bạn tôn trọng bí mật của bất kỳ tổ chức nào để từ chối một cách khéo léo. Nếu chủ động hơn, ứng viên có thể xác nhận đã nhận được một vị trí tại một công ty khác nhằm tăng giá trị bản thân. Tuy nhiên, bạn luôn phải nhấn mạnh với nhà tuyển dụng hiện tại rằng “Đây mới thực sự là vị trí tôi muốn hướng tới”.

Câu hỏi 4: Bạn hãy liệt kê 3 điểm yếu và điểm mạnh của mình?

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ phát huy những thế mạnh và hạn chế yếu điểm của mình để phù hợp với yêu cầu công việc.“Mỗi công việc đều có yêu cầu riêng. Vì vậy, bạn nên chỉ ra những điểm mạnh và thành thật nhận điểm yếu của mình, nhưng đồng thời đưa ra cách khắc phục sau đó”, theo lời khuyên của Taylor.

Không ít người nghĩ rằng, nhà tuyển dụng sẽ thích một người hoàn hảo, cầu toàn nhưng thực tế, chẳng có ai là người hoàn hảo cả. Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, vấn đề là chúng ta nhìn nhận nó như thế nào mà thôi. Đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng "Tôi là người cầu toàn nên hầu như không có nhược điểm gì". Điều đó chỉ khiến họ có cảm giác bạn là kẻ cao ngạo, không hiểu hết bản thân. Tuy nhiên nếu bạn nói quá nhiều điểm yếu, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về bạn. Đồng thời, những điểm mạnh mà bạn đưa ra không phù hợp với yêu cầu của công việc đang tuyển cũng sẽ làm bạn mất điểm.

Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh. Đồng thời, điểm mạnh của bạn cũng phải phù hợp với yêu cầu của công việc đang tuyển.

Câu hỏi 5: Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?


Đây là một trong những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường dùng để kiểm tra xem bạn có chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn hay chưa. Câu hỏi này cũng nhằm kiểm tra rằng, bạn có thực sự quan tâm và muốn làm việc cho công ty hay không?

Bạn nên tránh những câu trả lời mang tính cá nhân như “Sếp cũ của tôi là một người khó chịu hay công ty cũ không trả lương hay trả lương thấp”, hay trả lời một cách chung chung: “vì công ty thuận tiện cho việc đi lại”. Bởi như vậy, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ, bạn chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mình mà không hề chú ý tới công ty họ.

Trong câu trả lời cho câu hỏi này, sẽ không có chuẩn “Đúng – Sai”. Hãy khẳng định cho nhà tuyển dụng thấy rằng đây là công ty mà bạn thực sự muốn cống hiến khả năng của mình, kèm theo một chút “tâng bốc” công ty sẽ là cách giúp bạn lấy lòng nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.

Câu hỏi 6: Tại sao bạn lại muốn rời bỏ công việc hiện tại?


Khi nói về ý nghĩa thực sự của câu hỏi này, bà Taylor cho biết, ông chủ tương lai muốn biết những vấn đề tiêu cực mà bạn gặp phải ở công ty cũ đặc biệt nếu như bạn đã qua nhiều lần thay đổi công việc

Điều quan trọng đầu tiên là: “Đừng bao giờ nói những điều không tốt hoặc than phiền về sếp/công ty cũ của bạn”. Đây cũng là điều bạn cần lưu ý khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác trong các buổi phỏng vấn. Bất kể lý do nào, nếu bạn để cho cảm xúc của mình chi phối và than phiền sếp cũ hay công ty cũ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ấn tượng tốt đẹp đối với nhà tuyển dụng.

Lời khuyên dành cho ứng viên đối với câu hỏi này: “Hãy trả lời với thái độ và quan điểm thật tích cực” và câu trả lời nên được chuẩn bị trước. Cách trả lời “Tôi rời bỏ công ty cũ vì tôi muốn tìm cơ hội việc làm tốt hơn” sẽ tạo một cảm giác không hay – mang tính “vì bản thân”. Thay vì vậy, bạn có thể nói “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mà tôi nghĩ sẽ cho tôi nhiều cơ hội vận dụng hết khả năng và kinh nghiệm của mình trong cáclĩnh vực” Với cách trả lời sau, ứng viên sẽ có cơ hội thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mình.

Câu hỏi 7: Điều gì khiến bạn tự hào nhất trong công việc của mình?

Khi đưa ra câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết đam mê và thành tích nổi trội nhất của bạn trong công việc và liệu bạn có tự hào về công việc của mình hay không.

Nhà tuyển dụng có thể cho rằng, bạn thực sự mong muốn kiểu công việc đó và tập trung định hướng cho tương lai. Nếu đánh giá hời hợt về công việc của mình, bạn sẽ bị “mất điểm” đối với nhà tuyển dụng

Đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng của mình đối với vị trí công việc đang tuyển. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá phấn khích mà phải luôn trình bày ngắn gọn quan điểm của mình.

Nguồn: http://cafebiz.vn/
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong