Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Nguyên tắc đánh giá nhân viên mà sếp không nói với bạn
1. Sợi chỉ niềm tin
Luôn luôn sẽ có một sợi chỉ vô hình mang tên: "Niềm tin" giữa bạn và sếp. Niềm tin là cách sếp của bạn cảm nhận và tin tưởng bạn bất cứ một điều gì trong công việc.
"Tháng vừa rồi bạn có đi muộn lần nào không?". Thực tế đi làm đúng giờ lại là nguyên tắc cơ bản đầu tiên để có được lòng tin của cấp trên (và cả sự tôn trọng của đồng nghiệp dành cho bạn). Nếu một công việc đơn giản như vậy mà bạn còn chưa nghiêm túc thực hiện được thì liệu sếp của bạn có tin tưởng để giao cho bạn những việc lớn hơn không?
Sợi chỉ này còn rất mong manh qua những lần bạn cam kết công việc với sếp và không thể nộp lại đúng hạn, hay những thiếu sót bạn mắc phải trong quá trình làm việc. Nếu sợi chỉ này bị đứt, bạn phải mất rất nhiều thời gian sau đó để chứng minh - nối lại niềm tin với cấp trên. Do đó, nguyên tắc đầu tiên là hãy đảm bảo bản thân bạn đang làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ với công việc và công ty của bạn.
2. Đừng quăng khỉ sang vai sếp
Khi đi làm, bạn sẽ bắt đầu gặp những thử thách lớn dần trong công việc. Đừng phàn nàn với sếp về việc bạn không biết giải quyết vấn đề này thế nào, hay bạn chỉ đang đơn giản nghĩ rằng sếp sẽ luôn có cách vì họ có quyền quyết định mọi thứ? Nếu vậy thì bạn đang nhầm to và bạn đang quăng "con khỉ" của mình sang vai sếp, trong khi lẽ ra đó là trách nhiệm của bạn.
Sáu tín hiệu nhận biết bạn được sếp đánh giá cao http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/dich-vu/949638/sau-tin-hieu-cho-thay-sep-danh-gia-tot-ve-ban
Hãy tập cho mình thói quen trước khi đến với sếp, bạn đã chuẩn bị ít nhất ba phương án giải quyết vấn đề đó, và chọn ra một hướng giải quyết rằng bạn nghĩ là hợp lí nhất. Trong đa số thực tế, sếp rất cần kiến thức và sự hiểu biết của các nhân viên tiền tuyến hoặc các nhân viên đang trực tiếp phải nhúng tay vào xử lý vấn đề. Sau đó, họ sẽ ra quyết định dựa trên các dữ kiện bạn cung cấp, để tìm ra giải pháp tốt nhất dựa trên góc nhìn và kinh nghiệm của họ.
Với nguyên tắc này, bạn đang không chỉ giúp sếp mình tiết kiệm thêm thời gian mà bạn còn đang tập cho chính mình tư duy để giải quyết công việc độc lập.
3. Tự trau dồi bản thân mỗi tuần
Trong một tuần làm việc, bạn sẽ có quá nhiều thứ phải làm và guồng quay công việc cứ lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Hãy dành ra thời gian một/hai ngày ở lại công ty sau giờ làm hoặc ngày cuối tuần của bạn để rèn luyện kĩ năng mới hoặc nhìn lại các công việc bạn đang làm.
Rèn luyện kĩ năng mới bao gồm cả các kĩ năng mềm hoặc các kiến thức chuyên sâu giúp bạn nâng cao chuyên môn của mình hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đọc sách liên quan đến lĩnh vực của mình, hay xem các video, khóa đào tạo, các diễn đàn chia sẻ kiến thức... có rất nhiều cách trong thời đại 4.0 hiện nay để bạn cải thiện bản thân.
Hoặc ngay cả chính bản thân mình hiện tại, cứ hai tuần một lần, mình sẽ dành ra nửa ngày để xem xét lại các công việc đang làm hiện tại. Có những gì có thể cải thiện hoặc thay đổi để tốt hơn không? Việc làm này còn có ích cho công ty của bạn không? Bỏ nó đi liệu có giúp bạn tập trung đúng vào những việc cần làm cho mục tiêu của công ty không? Hãy tập đặt ra cho mình những câu hỏi trước giờ bạn chưa bao giờ từng nghĩ đến.
Sếp có thể giúp bạn định hướng phát triển sự nghiệp ở công ty nhưng bạn mới là người quyết định bản thân và sự nghiệp của bạn phát triển như thế nào. Hãy ghi nhớ nguyên tắc này và dành thời gian ra trau dồi nó. Học là việc cả đời mà!
4. Sẵn sàng đón nhận thử thách mới
Đi làm cũng như đi học vậy. Sau một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ được sếp giao những trọng trách lớn hơn như là dự án mới, công việc mới hay những buổi chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp. Đối với những nhân viên có tầm nhìn ngắn hạn, họ thường có xu hướng né tránh hoặc xem nhẹ việc này. Trên thực tế trong mắt sếp, đây là những bài kiểm tra để đo đạc trình độ kĩ năng, cũng như mức độ trưởng thành của bạn trong công việc.
Nguồn: http://laodongbinhduong.org.vn
|