banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 16/01/2020, 03:27 PM
Chủ đề này đã có 423 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
4 Điều người hướng nội mong bạn hiểu
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Chính từ sự kiệm lời và xu hướng thiên về nội tâm của người hướng nội đã vô tình tạo cho họ một vỏ bọc bí ẩn, khó nắm bắt, khiến những chuỗi hiểu lầm như thế cứ tiếp tục kéo dài. Tuy cộng đồng ưa chuộng sự tĩnh lặng này từ lâu đã không còn là “giống loài” xa lạ, nhưng kết quả của một nghiên cứu đã cho thấy hướng nội vẫn là một trong những nhóm người bị hiểu lầm nhiều nhất.

Tuy nhiên, như bất kỳ nhóm tính cách nào khác, họ có lối tư duy và hành động riêng. “Nếu người hướng ngoại có được năng lượng từ sự tương tác giữa người với người, thì người hướng nội lại bị chính những cuộc gặp gỡ ngoài xã hội đó hút cạn năng lượng. Chỉ có không gian yên tĩnh một mình mới có thể ‘nạp’ lại năng lượng cho họ,” Sophia Dembling, tác giả cuốn The Introvert’s Way: Living a Quiet Life in a Noisy World giải thích.

Tiếp lời Sophia Dembling, sau đây là những đính chính cho những quan điểm một chiều sai lệch về người hướng nội.

Dấu hiệu nhận biết bạn là người vừa hướng nội và vừa hướng ngoại https://www.24h.com.vn/nhip-song-tr...a-huong-noi-vua-huong-ngoai-c685a1098935.html


1. ‘Hướng nội’ đồng nghĩa với ‘ngại ngùng’
Đây có lẽ là hiểu lầm phổ biến nhất khi mọi người nhắc đến, hoặc thậm chí dùng để định nghĩa ngắn gọn về ‘hướng nội’. Tuy nhiên, nếu dành một chút thời gian để tìm hiểu hai khái niệm, bạn sẽ thấy giữa chúng không hề có mối liên hệ nào.

‘Ngại ngùng’ là trạng thái, hành vi xuất phát từ sự e dè, nỗi lo lắng, sợ hãi của một người khi tiếp xúc trong một hay nhiều môi trường xã hội. ‘Hướng nội’ thuộc về tính cách, xu hướng tâm lý thiên về những diễn biến nội tâm, ưa chuộng không gian riêng tư.


Người hướng nội hoàn toàn có thể tự tin đối đáp, ứng xử, giải quyết nhiều vấn đề trước đám đông mà không có bất kỳ xáo động nào về mặt cảm xúc. Việc họ chọn ở một mình không nhất thiết là vì cảm thấy ngại ngùng ở nơi đông người. Đôi khi, chỉ đơn giản bởi đó là lúc họ cảm thấy thoải mái và hấp thu năng lượng đạt mức cao nhất.

Tương tự, ngại ngùng hoàn toàn có khả năng xuất hiện ở những người sở hữu tính cách hướng ngoại. Họ cũng có khả năng cảm thấy bất an, e ngại và không thoải mái khi tham gia vào một nhóm người nào đó. Điều này thường bắt nguồn từ sự thiếu hoà hợp hoặc thiếu chuẩn bị về nhiều mặt, từ tâm lý đến vật chất.

Nhìn chung, giữa ‘hướng nội’ và ‘ngại ngùng’ không hề tồn tại mối liên kết nào. Nếu chỉ cảm thấy ngượng ngùng khi tiếp xúc với con người thì chưa đủ cơ sở để kết luận bạn là người hướng nội, mà có thể do nhiều nguyên nhân khác. Người hướng nội chỉ đơn giản yêu thích sự tĩnh lặng, tự chủ, không muốn dành quá nhiều thời gian và không gian của bản thân cho nhiều người.

2. Người hướng nội có xu hướng tự cô lập
Quả thật người hướng nội thích dành thời gian một mình nhiều hơn bởi họ cần “nạp” năng lượng, tìm lại cân bằng cho bản thân sau những buổi hẹn hò, xã giao ngoài xã hội. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ muốn cách ly mình với ‘loài người’.

Họ vẫn thích được ở bên bạn bè, người thân và sẵn lòng gặp gỡ, thiết lập các mối quan hệ mới. Họ vẫn có khả năng “thao thao bất tuyệt” về chủ đề họ thấy hứng thú. “Chất lượng hơn số lượng” có lẽ là câu nói chuẩn xác nhất để nói về mối quan hệ xã hội của những người thuộc chủ nghĩa riêng tư, khép kín này.


“Chất lượng hơn số lượng” có lẽ là câu nói chuẩn xác nhất để nói về mối quan hệ xã hội của những người hướng nội
Trò chuyện không phải là phương thức duy nhất để thể hiện sự hòa đồng, mà lắng nghe cũng là một cách. Người hướng nội thường có xu hướng ưu tiên việc đứng ngoài ‘thưởng thức’ hơn là ‘tham gia’ vào những cuộc tương tác xung quanh, bởi đó là cách hòa nhập họ thấy thoải mái nhất.

“Do bản tính kém sôi nổi mà người khác thường cho rằng họ không thích giao tiếp với mọi người,” Dembling cho biết, “Họ không có vấn đề gì với con người hay cuộc sống này. Họ có thể thích những buổi gặp mặt ít người, ưu tiên chọn vị trí đứng từ xa ngắm nhìn, đơn giản vì đó là cách hưởng thụ niềm vui của họ.”

3. Người hướng nội không thể làm lãnh đạo giỏi và không có khả năng trình bày trước đám đông
Một khảo sát của USA Today đã chứng minh điều ngược lại, khi có hơn 10 vị lãnh đạo trên thế giới thuộc nhóm người hướng nội, bao gồm Abraham Lincoln, Gandhi, và Bill Gates. Dù vậy nhưng họ vẫn trở thành những nhà điều hành lẫy lừng của cả một đế chế.

Cả hai nhóm người hướng ngoại và hướng nội đều có khả năng phù hợp với những công việc đòi hỏi giao tiếp. Thậm chí, một nghiên cứu đã cho thấy người hướng nội còn có xu hướng làm việc nhóm tốt hơn người hướng ngoại.


“Người hướng nội thường tập trung lắng nghe và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi phát biểu hay hành động. Nhờ đó mà họ có thể trình bày trước đám đông hiệu quả và kiểm soát vai trò lãnh đạo tốt hơn,” Dembling cho biết.
Đặc điểm tính cách của họ là luôn sẵn sàng lắng nghe và cảm thông, giúp họ tạo mối liên kết và tương tác chặt chẽ với các thành viên trong nhóm. Đồng thời, thói quen suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra quyết định là yếu tố giúp những người hướng nội có tiềm năng trở thành những người chèo lái đáng nể.

“Người hướng nội thường tập trung lắng nghe và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi phát biểu hay hành động. Nhờ đó mà họ có thể trình bày trước đám đông hiệu quả và kiểm soát vai trò lãnh đạo tốt hơn,” Dembling bổ sung.

4. Tính cách hướng nội được tạo nên từ những khủng hoảng và biến cố tâm lý
Do yêu thích không gian một mình, nên dưới góc nhìn của người xung quanh, người hướng nội vô tình bị lầm tưởng rằng có vấn đề về tâm lý, hoặc đã và đang trải qua cơn khủng hoảng nào đó. Tuy nhiên, khác với trầm cảm hay bất kỳ cuộc chấn động tâm lý nào, hướng nội là bản tính bẩm sinh. Như bao người, họ có thể hài lòng với cuộc sống này hoặc không, nhưng những điều đó vốn không phải là tác nhân khiến họ trở nên ‘hướng nội’.

“Khi người hướng ngoại ở một mình hoặc giữ im lặng quá lâu, họ sẽ cảm thấy ngột ngạt, buồn rầu và chán nản. Điều đó có thể là nguyên nhân khiến họ nghĩ những người hướng nội cũng cảm thấy như thế khi ở một mình. Nhận định sai lệch này xuất phát từ sự quan tâm chân thành của người hướng ngoại, nhưng lại vô tình áp đặt cảm giác chủ quan của họ cho những người hướng nội,” Sophia Dembling đính chính.

Nguồn: http://danviet.vn/
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong