banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 11/02/2020, 04:08 PM
Chủ đề này đã có 338 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Trở thành một người sếp lý tưởng phải làm thế nào?
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 - Thân thiện với nhân viên
người sếp lý tưởng thân thiện với nhân viên
Khi trở thành nhà lãnh đạo bạn không nên tỏ vẻ mặt lạnh lùng sẽ tạo cảm giác khó gần dễ bị xa lánh. Vì thế, một người sếp lý tưởng nên thân thiện, hòa đồng với nhân viên, đặc biệt cần thường xuyên thăm hỏi nhân viên của mình, động viên và khuyến khích các nhân viên đang trong giai đoạn căng thẳng.

Khi có thể đồng cảm và chia sẻ với nhân viên, điều này không những giúp người sếp hiểu rõ hơn về người đồng hành sát cánh trong công việc mà còn sẽ tạo nên sự khích lệ cực lớn cho cấp dưới của họ. Tránh thân thiết quá mức với một nhân viên sẽ dẫn đến tình huống thiên vị, không công bằng giữa các nhân viên.

Sếp có nên làm bạn với nhân viên hay không http://www.phunungaynay.vn/thong-tin-nhanh/chuyen-cong-so-sep-co-nen-qua-than-voi-nhan-vien.html

- Giao phó công việc phù hợp
người sếp lý tưởng biết giao việc phù hợp
Có 2 dạng sếp điển hình tồn tại trong các công ty đó chính là sếp đồng hành cùng nhân viên và sếp chuyên ra lệnh cho nhân viên làm việc. Để trở thành người sếp lý tưởng bạn cần đồng hành cùng cấp dưới để có thể đánh giá năng lực cũng như sở trường của họ. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không phải lo lắng họ không làm được việc hay công việc đưa ra quá sức đối với họ.

Nếu nhân viên làm việc không theo kịp tiến độ đã đưa ra bạn hãy xem xét nhân viên đó đang thực sự cố gắng hay lơ là không hoàn thành công việc đúng hạn để đưa ra cách xử lý phù hợp.

- Luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên
-
Không phải lúc nào sếp cũng luôn luôn đúng, vì thế bạn luôn cần lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên để có cái nhìn khách quan hơn về bản thân. Người sếp lý tưởng là những người biết lắng nghe và xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên để không chỉ thấu hiểu họ mà còn nhận được những lời khuyên trung thực, những góp ý, tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý. Bên cạnh đó, việc này còn là một phương châm động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

- Luôn trau dồi thêm kỹ năng
Đừng nghĩ rằng làm sếp thì không cần phải học, đó là sai lầm lớn của các lãnh đạo. Bỏi vì kiến thức luôn là vô tận, vì thế ngay khi bạn đã là sếp thì cũng nên trau dồi thêm nhiều kiến thức mới cho bản thân. Xã hội ngày càng phát triển, mọi người đều không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình thì làm sao bạn có thể đứng yên tại chỗ?

Hơn nữa người sếp luôn là đối tượng để các nhân viên quan sát và đánh giá nên bạn cần phải có nghiệp vụ chuyên môn cao, kỹ năng lãnh đạo tài tình. Khi có kiến thức tốt thì người sếp đó mới chứng tỏ cho mọi người thấy rằng mình đủ năng lực chuyên môn và còn là nhà lãnh đạo thu phục được lòng người.

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong