banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 06/03/2020, 03:50 PM
Chủ đề này đã có 311 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Lý do khiến sếp không thích bạn
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 1. Bạn để sếp mất thời gian “trông nom”

Trừ khi bạn ở trên đỉnh cột totem hoặc là vật trang trí tại công ty của riêng bạn, vai trò của bạn là làm cho cuộc sống của người quản lý bạn dễ dàng hơn.

Nếu bạn cứ luôn cần hướng dẫn hoặc phải cầm tay chỉ việc, sếp bạn càng trở nên thất vọng. Người quản lý của bạn cũng có việc của riêng họ, và việc phải “để mắt” đến bạn sẽ khiến họ bực mình.

Thay vì phải luôn hỏi ý kiến sếp, người nhân viên thông minh chỉ gặp sếp với một mô tả ngắn gọn về vấn đề và các giải pháp tiềm năng.

Nếu bạn vẫn chưa tự tin và không biết cách giải quyết công việc, hãy tìm một “cố vấn” bên ngoài. Người này có thể giúp bạn từng bước để có các kỹ năng cần thiết và đủ tự tin để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

2. Bạn “giả mạo” và không có năng lực

Chúc mừng! Bạn đã được thăng chức hoặc giành được vị trí lãnh đạo trong một dự án mình mong muốn. Áp lực bây giờ là nếu bạn sa sút “phong độ” nhanh chóng sẽ khiến sếp cảm thấy nghi ngờ.

Nếu bạn vẫn cố giả vờ mà không hiểu rõ trách nhiệm và công việc, bạn có thể gây ra đống lộn xộn mà sếp phải giải quyết.

Bạn càng làm, càng rối mà kết quả chẳng đi tới đâu. Nếu bạn làm việc không hiệu quả thì sếp ghét là chuyện đương nhiên, vì bạn được thuê để giải quyết công việc cho sếp.

Nhiều người có thể trì trệ trong nhiều năm ở vị trí quản lý cấp trung vì họ không bao giờ biết cách lãnh đạo và hướng dẫn mọi người.

Làm thế nào để bạn bắt đầu phát triển như một chuyên gia một cách có ý nghĩa, có hiệu quả? Đó là một con dốc trơn trượt, đòi hỏi bạn phải dò dẫm từng chút một, tự đặt ra câu hỏi về động cơ, về mục tiêu trong công việc, điều gì khiến bạn không thể hoàn thành nhiệm vụ…

Nếu bạn không thích công việc, đổi nghề là điều nên làm. Nếu bạn đang trong tình trạng trì trệ, hãy xốc lại tinh thần, và đặt ra deadline cho từng việc nhỏ.

Động lực thay đổi mọi thứ. Khi bạn thấy mình hoàn thành một dự án hoặc nhiệm vụ, bạn xây dựng thêm động lực để hoàn thành công việc tốt hơn.

Sai lầm nhân viên cấp dưới hay gặp phải khiến cấp trên khó chịu http://ngoisao24h.net/nhung-sai-lam-khien-ban-khong-duoc-sep-danh-gia-cao-179.html

3. Bạn không nói thẳng các vấn đề mà mình đang đối mặt

Cho dù đó là công việc mơ ước của bạn hay chỉ là một khởi đầu để đưa bạn đến công ty mà bạn thực sự muốn làm việc, sẽ có những vấn đề xuất hiện ở mọi nơi làm việc.

Mặc dù, cuối cùng, trách nhiệm của người quản lý của bạn là giải quyết các quy trình, nhóm hoặc chương trình không hoạt động, bạn cũng có một phần trách nhiệm để chỉ ra các vấn đề hoặc những khó khăn mình gặp phải. Tại sao? Khi công việc không trôi chảy, tính năng suất bị ảnh hưởng đầu tiên.

Một môi trường làm việc tốt là nơi có thể kiểm soát được các sự cố, nếu không có kỹ năng xử lý vấn đề, rắc rối có thể trở thành khủng hoảng.

Không có gì lạ nếu mọi người thiếu kỹ năng xử lý mâu thuẫn. Nhưng né tránh thì không phải là cách giải quyết.

Xung đột sẽ xảy ra, và mặc dù nó có thể không thoải mái, nhưng không phải lúc nào cũng là một điều xấu. Nếu bạn là kiểu người tránh xung đột hoặc khuấy động xung đột trong văn phòng, không có gì lạ nếu sếp ghét bạn.

Đây là lúc cần thiết sử dụng “6 chiếc mũ tư duy sáng tạo” để tìm ra nguyên nhân gây ra rắc rối và cách khắc phục vấn đề. Gặp người quản lý với một giải pháp chứ không phải là một khiếu nại – và để họ xử lý.

4. Bạn không gây ấn tượng

Thông thường, người quản lý không thích những nhân viên chỉ làm đúng phần việc được giao và ra về khi hết giờ làm. Hoặc những nhân viên luôn đòi hỏi “quyền hạn” nhưng khi kết quả công việc không như ý lại tìm lý do đổ lỗi.

Bạn phải để sếp xác định bạn là người giải quyết vấn đề, người mà họ có thể tin tưởng khi cần, chứ không phải là người khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn.

Tóm lại, nếu bạn không vạch ra con đường thăng tiến của mình thì sao lại mong chờ sếp làm điều đó cho bạn? Tệ hơn, nếu sếp đã không quan tâm đến sự có mặt của bạn, bạn sẽ không có cơ hội thăng tiến nào ở công ty.

Thay vì chỉ làm phần việc tối thiểu và đẩy phần còn lại cho sếp, hãy xem xét tại sao bạn cảm thấy bị cô lập ở công ty.

Cho dù vấn đề của bạn chính đáng, nhưng nếu nó cản trở công việc chung, hoặc gây căng thẳng thêm cho môi trường làm việc, có lẽ tốt nhất là bạn nên tìm việc mới.

5. Bạn chỉ quan tâm tới bản thân

Người quản lý phải bao quát cả nhóm, nhưng bạn luôn tìm cách thu hút sự chú ý về mình. Bạn luôn phá hỏng buổi thảo luận nhóm khi tập trung nói về mục tiêu của chính mình, triển khai kế hoạch của riêng mình mà không quan tâm tới mục tiêu chung cũng như sự phát triển của cả đội.

Mặc dù loại hành vi này ban đầu có thể khiến bạn cảm thấy mình là một người điều hành mạnh mẽ, nhưng nó khó mà xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, và quan trọng hơn là thiện cảm với sếp của bạn.

Điều này cũng áp dụng ở cấp độ cá nhân: khi người khác đang nói, hãy lắng nghe. Bạn có thể không thích nghe về chuyến du lịch của họ đến Hồ Finger, nhưng dù sao, tốt nhất là bạn nên lắng nghe, như một cách để thể hiện sự tôn trọng đối với trải nghiệm của họ. Hãy xem xét điều này: những đồng nghiệp phải dành tối thiểu tám giờ một ngày với bạn. Có phải họ sẽ thích một người dễ chịu để làm cùng trong thời gian đó chứ?

Mọi người muốn làm việc với những người mà họ thích, không chỉ với những người có năng lực. Hãy nỗ lực để phát triển mối quan hệ làm việc tốt với người quản lý của bạn.

Điều này không nhất thiết là bạn luôn phải đi ăn trưa cùng nhau. Nhưng nó có nghĩa là bạn nên cố gắng tạo ra một tinh thần tình bạn giữa bạn và mọi người.

6. Bạn từ chối làm những việc đơn giản

Đi photo, tạo một bảng tính hay dán thông báo họp… Trừ trường hợp đó là công việc thường xuyên, thông thường khi sếp nhờ, bạn phải luôn luôn “say yes”.

Bạn có thể không thấy tất cả các việc đó là cần thiết, nhưng vai trò của bạn là giúp những người cấp cao của bạn đáp ứng thời hạn và mục tiêu, vì vậy nó đáng để bạn nỗ lực. Nếu bạn không làm điều đó – hoặc làm nó kém – bạn không chỉ làm cho mình trông xấu, mà cả đội cũng ảnh hưởng.

Bạn có thể không hiểu lý do của deadline, bạn có thể không đồng ý với nó, nhưng nếu bạn thực sự cố gắng để thăng tiến, hãy tuân thủ deadline.

Nếu bạn thực sự bị căng thẳng về thời gian và không thể tìm hiểu sâu về dữ liệu trước 6 giờ tối?

Đừng chỉ khoanh tay và từ chối làm điều gì đó. Cho thấy bạn có thể suy nghĩ chiến lược. Thay vì nói: “Tôi không thể làm điều đó” và chờ sếp giải quyết, hãy đưa ra phương án khác.

“Bởi vì ngân sách của chúng ta không thể chi trả cho điều này ngay bây giờ, đó là một thách thức đối với dự án này. Chúng ta đã xem xét việc thuê một thực tập sinh hoặc phân phối khối lượng công việc giữa các nhóm khác chưa? ”

7. Bạn không hiểu thủ tục giấy tờ

Rất hiếm khi quản lý ở ngay cạnh và sẵn sàng trao cho bạn thứ bạn muốn. Để thực hiện một việc gì đều phải trải qua giấy tờ hành chính.

Có một số người, việc này được thực hiện tốt, nhưng đa số thủ tục hành chính rất quan liêu. Không ích gì nếu bạn cứ gặp quản lý và hỏi tại sao việc này chưa thực hiện hoặc việc kia chưa xảy ra theo đúng cách bạn muốn.

Bạn có thể gây khó chịu cho đồng nghiệp và cả sếp nếu không chịu chấp nhận “thủ tục hành chính”. Và nếu cứ muốn gạt bỏ thủ tục để hoàn thành công việc, chắc chắn bạn phải “xù lông xù cánh”.

Sếp của bạn có thể sẽ bực bội vì những quyết định tồi tệ của bạn. Điều này, đến lượt nó, sẽ ảnh hưởng đến cách sếp nhìn nhận về bạn. Cách tốt nhất là tìm hiểu thủ tục hành chính và cách hệ thống vận hành để có kế hoạch phù hợp.

Nguồn: http://laodongxahoi.net/
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong