banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 10/03/2020, 04:07 PM
Chủ đề này đã có 311 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Cách để "sống hòa bình" với áp lực công việc
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 - Quan sát và gọi tên những cảm xúc

Sự chấp nhận hoàn cảnh trở nên khó khăn vì những suy nghĩ tiêu cực như “Tôi đang không làm việc tốt”, “Tôi không biết mình có thể hoàn thành mọi thứ hay không”, “Tôi cảm thấy như đang thất bại cả ở gia đình và nơi làm việc”… thường chiếm ưu thế.

David Rock – Giám đốc Viện NeuroLeadership – gợi ý trong cuốn sách Your Brain at Work của mình rằng, thay vì phủ nhận hoặc tìm cách đẩy lùi cảm xúc, việc gọi tên cho chúng là cách tiếp cận hiệu quả hơn.

“Những người thành công nhất có khả năng giữ được bình tĩnh khi gặp sự kích thích cao độ, một phần là vì họ có khả năng “dán nhãn” cho những tình trạng cảm xúc của mình”, ông nói.

Lần tới, khi gặp áp lực, hoặc nếm trải một thất bại trong công việc, hãy quan sát suy nghĩ và cảm xúc của mình, rồi tìm một từ để gọi tên nó ra, như “căng thẳng”, “lo lắng”, “áp lực”… Nghiên cứu của Rock cho thấy, bằng cách sử dụng chỉ một hoặc 2 từ để diễn tả điều đang xảy ra, bạn có thể làm giảm sự kích thích của “hệ thống chiến đấu” trong não, thay vào đó là kích thích vùng não bộ chịu trách nhiệm về kỹ năng điều hành, giải quyết vấn đề.

Thoát khỏi áp lực công việc những ngày cuối năm như thế nào https://eva.vn/doi-song-xa-hoi/ap-l...bi-quyet-de-de-dang-vuot-qua-c334a416663.html

- Tỉnh táo khi đưa ra lựa chọn

Chấp nhận hoàn cảnh và “dán nhãn” cảm xúc có thể giúp làm giảm cảm giác lo lắng khi gặp áp lực công việc. Điều này rất quan trọng, như một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh cho thấy, sự lo lắng tác động trực tiếp đến khả năng nhận thức của chúng ta, đặc biệt là đối với những lĩnh vực, vấn đề cần phải đưa ra quyết định đúng đắn.

Đừng để bị rơi vào trạng thái trở thành nạn nhân, nghĩa là tin rằng mình không thể kiểm soát được bất kỳ một lựa chọn nào. Thay vào đó, hãy thận trọng hơn trong việc đánh giá những sự ưu tiên, dù khó khăn cũng phải đưa ra các quyết định mang tính đánh đổi, kết hợp với việc tự kiểm soát những thứ trong tầm tay. Chẳng hạn, hãy hỏi chính mình:

- 1 – 2 điều đặc biệt quan trọng trong hôm nay là gì?
- Tôi có thể làm điều gì đó để sạc lại năng lượng cho mình, như đi ngủ sớm một đêm nào đó trong tuần này, nghe những bài hát yêu thích…?
- Có ai đó hoặc điều gì đó mà tôi phải nói “Không” trong khoảng thời gian này?

- Trao đổi với đồng nghiệp hoặc những người thân thiết

Khi cảm thấy bị quá tải công việc, hãy dừng lại và tự hỏi xem bạn có cần trao đổi lại về thời hạn một phần việc nào đó, thiết lập những giới hạn chặt chẽ hơn, hoặc yêu cầu thêm sự trợ giúp hay không:

- Trao đổi lại về thời hạn: Nếu gặp vấn đề vì thời hạn hoàn thành một phần việc nào đó quá gấp gáp, hãy báo lại với đồng nghiệp về thời hạn hợp lý hơn hoặc cùng thỏa thuận lại với nhau. Và hãy giữ uy tín bằng cách thực hiện đúng những điều mình nói.

- Đặt ra những giới hạn chặt chẽ hơn: Những giới hạn của chúng ta cần phải khác nhau trong giai đoạn công việc căng thẳng. Hãy để những người khác (cả những người liên quan đến công việc hoặc cuộc sống cá nhân) biết khi nào bạn có thể nói “Có” và khi nào bạn phải nói “Không”, để họ ý thức rõ hơn về những giới hạn của bạn.

- Yêu cầu sự hỗ trợ: Nhiều người trong chúng ta tự hào rằng mình có khả năng tự lập cao, không cần làm phiền người khác. Đây là phẩm chất tuyệt vời, nhưng vẫn có những lúc chúng ta cần sự giúp đỡ. Đối với các công việc ở nhà, hãy nhờ sự giúp đỡ của người nhà, đồng thời san sẻ gánh nặng công việc bớt cho đồng nghiệp bằng cách ủy thác hoặc làm việc cùng nhau, chứ không tự mình làm hết mọi thứ.

- Tự yêu thương mình

Annie McKee – tác giả cuốn How to Be Happy at Work và đồng tác giả một số cuốn sách về trí thông minh cảm xúc nói như thế này về lòng từ bi, sự tự yêu thương bản thân mình (self-compassion): “Nếu bạn thực sự muốn đối phó với stress, hãy ngưng việc cố gắng trở thành một anh hùng và bắt đầu quan tâm đến chính mình”.

Để thực sự tự yêu thương mình, đặc biệt là trong giai đoạn gặp stress trong công việc, hãy chấp nhận hoàn cảnh bằng cách thấu hiểu nó với sự nhận thức và từ bi, quan sát và “dán nhãn” cho những cảm xúc (chứ không ngăn chặn hoặc chối bỏ chúng), tỉnh táo khi đưa ra lựa chọn, trao đổi với đồng nghiệp hoặc những người thân thiết, và yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết.

Nguồn: http://baodatviet.vn
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong