banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 01/04/2020, 04:04 PM
Chủ đề này đã có 381 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Cách nào để khéo léo đưa ra ý kiến với Sếp
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Làm cách nào để đưa ra ý kiến với sếp mà không làm mất lòng sếp thậm chí còn được sếp tiếp nhận và xem xét ?
Trong công việc nhiều khi sếp không hiểu bằng nhân viên nhưng lại thường tạo áp lực. Nếu bạn là một nhân viên thông minh, khi gặp một vị sếp như vậy bạn sẽ làm gì để bản thân không phải chịu áp lực mà sếp lại vui vẻ tiếp nhận ý kiến của bạn?

Mặc dù sếp của bạn không phải người không có tài nhưng người đó không phải cái gì cũng biết, có một số vấn đề mà sếp cũng không giải quyết nổi, chính vì thế mà họ rất cần bạn đưa ra những ý kiến hay. Đối với nhân viên dám nói thẳng, điều khiến sếp đau đầu không phải vì ý kiến của họ không hay mà là cách họ nêu ý kiến không thể chấp nhận được.

Ví dụ: "Sếp ơi, em thấy quan điểm mà anh vừa nói hoàn toàn sai lầm, em thấy là nên giải quyết như thế này..." hoặc " Em không tán thành với cách làm của anh, em nghĩ là nên..."
Lời nói như vậy đã phủ định hoàn toàn cách nghĩ và cách làm của sếp, không cần phải là lãnh đạo, cho dù là đông nghiệp hay bạn bè của bạn cũng đều rất khó chấp nhận cách nói này. Bạn khiến lãnh đạo mất mặt họ sẽ tự nhiên không hài lòng về bạn, khả năng ý kiến bị gạt đi là rất lớn. Vậy làm cách nào để khéo léo đưa ra ý kiến với sếp? chúng ta nhất định phải thận trọng khéo léo để lãnh đạo chấp nhận và không gây phản cảm bạn nhé !

Đóng góp ý kiến với sếp thật khôn khéo http://www.tinsuckhoe.com/tin-tuc/t...oi-sep-that-tinh-te_t12-c001005-a844-m35.html


Làm cách nào để khéo léo đưa ra ý kiến với sếp ?


Đầu tiên bạn phải khẳng định những điểm mình tán thành trong suy nghĩ và lời nói của sếp, sau đó hãy khẳng định lại và bày tỏ sự đồng tình. Tiếp đó nêu ý kiến mang tính chất xây dựng, lúc này ý kiến của bạn sẽ được vui vẻ tiếp nhận.

Ví dụ: Trong một cuộc họp Mai không hài lòng với cách giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm của sếp. Khi sếp xin ý kiến của mọi người, Mai nói: "Sếp nói đúng, công ty chúng ta nhất định phải coi trọng chất lượng sản phẩm, đây là vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết, em cho rằng, ngoài ra chúng ta còn phải nâng cao ý thức của công nhân. Theo em thấy thì hiện tại ý thức của công nhân công ty mình không được cao nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc. Nhất định phải lưu ý việc này nếu không vấn đề chất lượng sản phẩm sẽ không được giải quyết tận gốc. Em nghĩ nếu chúng ta rèn luyện ý thức về chất lượng cho công nhân, công nhân thấy công ty coi trọng vấn đề đó thì tự khắc có ý thức. Nếu có thể làm như vậy công ty vừa không mất nhiều công sức lại vừa phát triển nhanh chóng"
Nghe những lời này sếp gật đầu liên tục, tiếp nhận ý kiến của Mai và rất hài lòng về việc Mai dám thẳng thắn đề xuất ý kiến.

Một điều nên nhớ là: Tuyệt đối không thay đổi quan điểm ngay khi thấy biểu hiện không hài lòng của sếp. Hãy kiên trì với ý kiến của mình, chỉ cần bạn nói có lý và có ví dụ cụ thể để chứng minh ý kiến của mình có tính khả thi thì sếp sẽ hiểu cho ý kiến của bạn.

Ngoài ra trước mặt sếp không nên biểu hiện kiểu "tôi thông minh hơn"Nên đề đạt ý kiến kết hợp với xin chỉ đạo là tốt nhất, để tránh việc sếp bạn chỉ nghe xong mà không bày tỏ thái độ gì. Nếu bạn nêu ý kiến kết hợp với khiêm tốn tiếp thu và xin ý kiến lãnh đạo thì sếp bạn sẽ lắng nghe và tiếp nhận ý kiến, thậm chí bạn còn ghi điểm trong mắt sếp nữa đấy !

Cách đưa ra ý kiến để sếp tiếp nhận và xem xét.

1, Nắm được tâm lý của người làm lãnh đạo. Biết cách nêu ý kiến mà không làm tổn hại đến vị trí "lãnh đạo" của lãnh đạo.

2, Chú ý lựa chon thời gian và địa điểm thích hợp: Nếu ý kiến của bạn có thể giúp giải quyết ngay vấn đề cấp bách thì đương nhiên việc bạn nêu ý kiến ngay sẽ được đánh giá cao. Hơn nữa khi lãnh đạo có tâm trạng tốt sẽ dễ dàng tiếp thu ý kiến của bạn, và nếu có thể việc đưa ra ý kiến với lãnh đạo tốt nhất nên không có sự xuất hiện của người thứ ba, trừ khi bạn tin tưởng người đó ủng hộ ý kiến của bạn. Bạn nhớ nên lưu ý khi góp ý thì không làm ảnh hưởng đến công việc thường ngày của lãnh đạo nhé.

Nguồn: http://danviet.vn/
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong