Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Từ chối ứng viên hay nhảy việc và sai lầm của nhà tuyển dụng
1. Nên có cái nhìn tổng quan
Bạn nên có cái nhìn tổng quan về ứng viên, bao gồm kinh nghiệm, kỹ năng lẫn xu hướng làm việc của ứng viên đó. Bạn có thể dựa vào đó dự đoán về những mối quan tâm, mục tiêu nghề nghiệp, kế hoạch tương lai của ứng viên. Đừng bao giờ quá chú trọng rằng họ có hay nhảy việc hay không. Vì có thể họ nhảy việc vì công việc nhàm chán, không có cơ hội thăng tiến, bị vắt kiệt sức… Không ai nghỉ việc chỉ vì thói quen. Hoặc đơn giản là ứng viên muốn chuyển hướng công việc, muốn có một thử thách mới với những cơ hội hấp dẫn hơn. Bạn sẽ không tìm thấy bất kì ai nói rằng họ nghỉ việc do họ có thói quen của họ. Nếu ứng viên vẫn ra đi ở công ty bạn, thì việc đầu tiên mà bạn cần làm là tự vấn lại công ty, đừng vội suy nghĩ họ ra đi vì thói quen. Cho nên, đừng lo ngại gì nếu bạn đang cầm trên tay hồ sơ của một ứng viên từng làm qua nhiều vị trí công việc nhé.
Cần cân nhắc kỹ trước khi gửi mail từ chối ứng viên hay "nhảy việc" https://genk.vn/5-dieu-nen-can-nhac...-ung-vien-hay-nhay-viec-20200113160232816.chn
2. Thời gian dài chưa chắc đã phù hợp
Bạn nên quên cách đánh giá thời gian gắn bó với công ty cũ của ứng viên. Thời gian dài hay ngắn không phải là thước đo hiệu quả hay sự phù hợp. Mà điều cốt yếu là suốt thời gian đó họ đã làm được gì, có những đóng góp hay thành tích nổi bật nào hay không. Đôi khi, một nhân viên giỏi làm trong thời gian ngắn tạo ra nhiều hiệu quả hơn những người hời hợt lâu năm.
Hãy đánh giá ứng viên dựa trên mức độ phù hợp với công việc hơn là sự gắn bó hời hợt. Bạn phải tạo cơ hội để tìm hiểu, nhận dạng được nhân tài và xem khả năng phù hợp của họ với nhu cầu của công ty, bất kể là họ có nhảy việc nhiều hay không.
3. Một số lợi ích của ứng viên “hay nhảy việc”
Người nhảy việc đã sở hữu nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau.
Họ có khả năng học hỏi những điều mới một cách nhanh chóng, dễ dàng đào tạo và phổ biến công việc cho họ.
Họ có kinh nghiệm trong việc nhìn nhận vấn đề và đưa ra cách xử lý vấn đề cực kỳ thông minh và khéo léo từ quá trình đảm nhiệm những công việc trước đây.
Thích nghi nhanh với môi trường mới, có kinh nghiệm ứng xử khi gặp những tình huống bất ngờ.
Họ đã từng làm việc với rất nhiều người với những phong cách giao tiếp, niềm tin và thói quen thực sự khác biệt.
Nguồn: http://soha.vn/
|