banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 09/04/2020, 03:30 PM
Chủ đề này đã có 366 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Các quy định về thử việc mà người lao động cần biết
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Trước khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Đây là giai đoạn quyết định khả năng được tuyển dụng chính thức của người lao động và quyết định sự hợp tác, gắn bó lâu dài giữa người lao động với người sử dụng lao động. Thực tế cho thấy, trong quan hệ lao động, người lao động thường “yếu thế” hơn người sử dụng lao động bởi người sử dụng lao động có quyền chi phối lao động một cách mạnh mẽ trong khi người lao động đang cần việc làm, tiền lương nên thường lo sợ không được nhận vào làm việc hoặc sợ mất việc…dẫn đến một số quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian thử việc bị người sử dụng lao động xâm phạm. Vì vậy, để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình người lao động cần biết một số quy định về thử việc như sau :
1. Về giao kết hợp đồng thử việc (Điều 26 Bộ luật Lao động 2012)
Nếu người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm: Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

Các biểu hiện tốt mà quản lý công ty muốn nhìn thấy trong quá trình thử việc của nhân viên mới https://kenh14.vn/6-bieu-hien-ban-tre-nen-co-trong-thoi-gian-thu-viec-20200324095930752.chn

2. Về thời gian thử việc và thông báo kết quả về việc làm thử
2.1. Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên (Khoản 1 Điều 27 của Bộ luật Lao động 2012); Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ (Khoản 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động 2012); Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác (Khoản 3 Điều 27 Bộ luật Lao động 2012).
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận (Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012).
2.2. Thông báo kết quả về việc làm thử
Theo Điều 7 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động:
Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
3. Về tiền lương trong thời gian thử việc (Điều 28 Bộ luật Lao động 2012)
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
4. Về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian thử việc
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Đối chiếu với quy định trên, có thể hiểu người lao động trong thời gian thử việc (chưa giao kết hợp đồng lao động) không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong trường hợp này, ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo Khoản 3 Điều 186 Bộ luật Lao động 2012).
Tuy nhiên, cần lưu ý đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
5. Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thử việc
Theo Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015) quy định :
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây: Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ; Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; Thử việc quá thời gian quy định; Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó; Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi : Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ; Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc; Thử việc quá thời gian quy định; Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Nguồn: http://cafebiz.vn/
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong