Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Hướng nội – hướng ngoại: Hướng nào tốt hơn?
Phần lớn trong chúng ta hiện nay luôn muốn học hỏi và trau dồi thêm kiến thức. Chính vì lẽ đó mà ta đã không ngừng tìm cách để có thể nhận biết bản thân mình. Và từ đó phát huy hết khả năng cũng như năng lực của bản thân hết mức có thể. Nhưng, trước khi làm được chuyện đó. Ta cần phải thấu suốt được điểm mạnh và điểm yếu trong chính tính cách của mình trước đã. Nói về tính cách thì như chúng ta đã biết, nó được chia ra làm 2 loại cơ bản là: tính hướng ngoại và tính hướng nội. Vậy, ở từng tính cách có ưu và khuyết điểm ra sao?
Theo cuốn “Quiet” của Susan Cain. Một số dấu hiệu của người hướng nội và người hướng ngoại đã được lý giả như sau:
+ Người hướng nội: Họ là những người thường ít nói về bản thân mình. Họ thích lắng nghe nhiều hơn là nói. Và họ chỉ chơi thực sự với một vài người bạn thân của mình. Khi thất bại, họ có xu hướng dừng lại và dành thời gian ra để suy nghĩ. Đồng thời, họ thường sẽ làm việc hiệu quả hơn khi làm một mình.
+ Người hướng ngoại: Họ là những người nói nhiều và biết cách để khẳng định bản thân mình. Họ nói nhiều hơn là nghe và thường có xu hướng làm chủ các cuộc trò chuyện. Họ sẽ thoải mái khi đi với người mới quen. Khi thất bại, họ thường sẽ có xu hướng “phóng lao phải theo lao”. Và họ sẽ làm việc tốt hơn khi làm việc nhóm.
Nếu như những dấu hiệu trên không đủ để ta nhận biết được đâu là người hướng nội và đâu là người hướng ngoại thì, theo như Nhà tâm lý học Carl Jung ta phải dựa vào cách để nạp lại năng lượng của từng loại tính cách. Cụ thể:
+ Người hướng nội: Họ thường có xu hướng nạp lại năng lượng cho bản thân bằng cách ở một mình và suy ngẫm về chính mình cũng như những ý tưởng của mình, trong lúc một mình đó họ cũng có thể đọc sách, chơi nhạc hay thư giản bằng cách nào đó mà mình thích mà không cần bất kỳ ai hổ trợ, thứ duy nhất họ cần là sự tĩnh lặng để họ được đấm chiềm trong không gian của mình.
+ Người hướng ngoại: Họ là những người có xu hướng nạp lại năng lượng trái ngược với tuýp người trên, họ cảm thấy thoải mái và có năng lượng khi tham gia các sự kiện, tiếp xúc với người khác và không thích ở một mình, những người này thường sẽ tụ họp hội bạn của mình và cuối ngày, cuối tuần hay bất kỳ một thời điểm nào đó mà họ cảm thấy cần nạp lại năng lượng để đi chơi, cà phê cà pháo hay bia club các kiểu để thoải mái hơn. Nói tóm lại, họ không ở một mình được và cần người để chia sẽ.
Vậy,
Sau khi ta nhận biết được về 2 loại người trên. Ta sẽ bắt đầu đi sâu vào phân tích nó nào. Cũng theo như tác giả Susan Cain của cuốn “Quiet”. Thì, những người hướng ngoại là những người rất thoải mái trong một môi trường có nhiều kích thích, mới lạ và sãn sàng chia sẽ những suy nghĩ của mình liền ngay lặm tức. Trong khi đó, những người hướng nội thì ngược lại. Người hướng nội họ cảm thấy thoải mái trong một môi trường ít kích thích, an toàn và thường suy nghĩ thật kỹ rồi mới nói ra. Suy cho cùng thì hướng nào cũng vậy. Mỗi hướng đều có cái tốt riêng, cũng như là điểm cần cải thiện của mình.
Tuy nhiên,
Cô Susan Cain cũng đã chỉ ra rằng. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội ưu ái quá nhiều cho những người có tính cách hướng ngoại. Ví dụ, hiện nay trên giải đường, các thầy cô đều rất khuyến khích học viên của mình năng nổ phát biểu. Trong trường họp này, đối với những người hướng ngoại rất có lợi vì họ nghĩ gì thì sẽ phát biểu đấy, còn những người hướng nội lại phải suy nghĩ thật kỹ xem lời mình phát biểu ra có sát đáng không rồi sau đó mới nói ra.
Nói theo cách khác, thì như việc làm quen với một ai đó mới vậy. Đối với một người hướng ngoại thì việc đó là không khó. Nhưng, với người hướng nội thì lại trái ngược hoàn toàn. Vì khi một người hướng nội muốn làm quen với một người, họ sẽ luôn có xu hướng do dự, đấu tranh tinh thần. Và, cho đến khi có thể làm quen được đối tượng, họ cũng sẽ lại rất là ngượng ngùng và không được thoải mái.
Tóm lại,
Nếu bạn là người hướng ngoại, thì bạn là người rất biết cách ngoại giao, năng nổ và hoạt náo cho mọi người. Bạn thường sẽ được chú ý và ưu ái nhiều hơn nhưng đôi khi bạn lại thiếu đi sự điềm tỉnh và cẩn trọng của người hướng nội. Còn nếu như bạn là người hướng nội, thì tuy là bạn không giỏi về ngoại giao, nhưng bạn lại là một người rất cẩn trọng, thường chú trọng chất lượng hơn và có xu hướng suy nghĩ sâu sắc hơn. Nhưng, đôi khi cũng chính vì tính cách đó mà bạn sẽ bị mất đi một số cơ hội để phát triển mình hơn là người hướng ngoại.
|