banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 13/04/2020, 04:38 PM
Chủ đề này đã có 397 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Nhà tuyển dụng hỏi về những thất bại đã trải qua của ứng viên
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Tại sao nhà tuyển dụng hỏi về sự thất bại
Có thế bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng hỏi câu này để làm khó các ứng viên, để đào sâu về những sai lầm hoặc để tìm cách để loại bạn. Khi nhìn theo hướng này, không khó để hiểu vì sao nhiều ứng viên cảm thấy hoang mang và khó để đưa ra các ví dụ tốt về sự thất bại.
 
Bạn cần biết rằng nhà tuyển dụng không mong muốn bạn phải hoàn hảo. Họ biết mọi người ai cũng từng thất bại.
 
Nhà tuyển dụng hỏi câu này để biết:
 
Bạn có phải là người có thể rút ra bài học sau thất bại hay không?
Bạn có nhận thức đủ về thất bại và điểm yếu của mình hay không?
Bạn có dám chấp nhận rủi ro không?
Quan điểm của bạn về thành công, thất bại và rủi ro như thế nào?
Sau cùng, nếu bạn chưa từng thất bại, có lẽ bạn sẽ không bao giờ có được thành công đáng kể nào. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng: Bạn có biết làm cách nào để thất bại một cách thông minh và học hỏi từ sai lầm không?
 
Cum từ thông dụng nhất trong loại câu hỏi này là: “Hãy kể về lúc bạn gặp thất bại” hay “Hãy kể tôi nghe về sự thất bại”. Có một vài ví dụ khác như:
 
Ứng viên thất bại trong nghề nghiệp và nhà tuyển dụng cần quan tâm vấn đề này như thế nào  https://cafebiz.vn/3-dieu-nen-soi-khi-chon-ung-vien-tung-that-bai-trong-cong-viec-2020030610174941.chn
 
Thất bại lớn nhất của bạn là gì?
Hãy kể tôi nghe về sai lầm mà bạn từng mắc phải?
Sai lầm lớn nhất của bạn là gì và bạn học được gì từ nó?
Hãy kể tôi nghe về một quyết định mà bạn rất hối hận.
Hối tiếc lớn nhất của bạn là gì?
Làm thế nào để không trả lời câu hỏi về sự thất bại
Sai lầm phổ biến nhất là không trả lời câu hỏi này. Tôi có thể hiểu tại sao nhiều ứng viên bị choáng khi được hỏi về sự thất bại. Nếu bạn không có sự chuẩn bị đầy đủ cho chủ đề này, sẽ rất khó để ngay lập tức có thể nghĩ ra một ví dụ tốt và mô tả nó một cách khéo léo để chứng minh rằng bạn là một người thật thà và là một ứng viên sáng giá.
 
Nhiều ứng viên sau một lúc “um” và “uh” trả lời rằng: “Vâng, tôi không thể nhớ ra một thất bại nghiêm trọng nào. Tôi đoán là mình khá may mắn khi hoàn thành tốt tất cả các công việc từ trước đến giờ…?”
 
Đây có lẽ là cách an toàn để trả lời. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà tuyển dụng, bạn đang không trả lời cho câu hỏi nào cả.
 
Cách trả lời kiểu này có thể được hiểu theo một trong bốn cách sau đây:
 
Bạn nghĩ rằng mình hoàn hảo và vì thế không tự nhận thức được bản thân hoặc không có khả năng để tiếp tục phát triển.
Bạn đang che giấu một thất bại to lớn nào đó và không muốn nhà tuyển dụng biết chúng.
Bạn không đặt cho bản thân mình một tiêu chuẩn cao nào, vì thế bạn không bao giờ thất bại cả.
Bạn luôn luôn giữ an toàn và không bao giờ chấp nhận rủi ro.
Làm thế nào để xây dựng một câu chuyện về sự thất bại tốt
Trước khi bắt đầu sử dụng mô hình STAR, bạn phải chọn một ví dụ đúng để nói về. Chọn một ví dụ đúng đắn về sự thất bại thực sự rất quan trọng vì nó sẽ phục vụ cho cuộc phỏng vấn của bạn.
 
Mọi người ai cũng từng thất bị theo nhiều cách. Điều quan trọng là phải chọn ra một cái để làm nổi bật điểm mạnh và sự thông minh của bạn.
 
Sau đây là một vài hướng dẫn để chọn đúng ví dụ:
 
Chọn một thất bại có thật. Bạn phải thực sự trả lời câu hỏi này, đừng mập mờ kiểu như: “Tôi chỉ cải thiện doanh số lên mức 35% nhưng tôi muốn nhiều hơn thế nữa, tôi cảm thấy như mình đã thất bại. Tôi nghĩ mình là một người cầu toàn”.
Đừng cố gây sự chú ý. Vào thời điểm đó, bạn không phải thú nhận về những bí mật sâu kín và đen tối nhất. Đừng chọn một thất bại nào đó mà nguyên nhân xuất phát từ sai lầm nghiêm trọng của bản thân bạn hay của cá nhân ai đó. Một thất bại của cả nhóm có thể là một ví dụ tốt vì bạn có thể chia sẻ trách nhiệm với người khác (hãy nhận thức được vai trò của bạn và đừng cố đẩy trách nhiệm cho người khác).
Tập trung vào việc học hỏi kinh nghiệm. Hãy chọn một câu chuyện mà kết thúc là một bài học nào đó bạn đúc kết được. Một ví dụ lý tưởng là bạn có thể áp dụng những bài học/kỹ năng từ thất bại đó một cách thành công vào dự án sau đó.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong