banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 13/05/2020, 03:08 PM
Chủ đề này đã có 349 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
5 lý do nhà tuyển dụng không tuyển bạn
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Đề cập ngay đến lương thưởng và ngày nghỉ
Việc đề cập ngay đến chế độ lương thưởng và ngày nghỉ sẽ khiến nhà tuyển dụng nhận định bạn chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân khi gia nhập công ty. Thông thường, sau vòng phỏng vấn, nếu bạn đạt các tiêu chuẩn cần thiết ở vòng này, bộ phận nhân sự sẽ tiến hành liên hệ với bạn để thỏa thuận vấn đề lương bổng. Bạn không nhất thiết phải đề cập trực tiếp đến chuyện lương thưởng ngay từ đầu, trừ khi nhà tuyển dụng có nhắc đến. Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi liên quan đến công việc ứng tuyển hoặc các kĩ năng bạn cần bổ sung thêm để phù hợp với vị trí này. Những câu hỏi mang tính chất tập thể sẽ giúp bạn ghi điểm tốt hơn những yêu cầu cá nhân. Do đó, đừng để mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng chỉ vì vội vàng quan tâm đến câu chuyện lương thưởng!
 
 
 
Thể hiện tài năng quá mức cần thiết
Một ứng viên thể hiện quá mức  những kỹ năng của mình nhưng vẫn bị gạch tên khỏi vòng phỏng vấn, nguyên nhân là do đâu? Đôi khi, nhà tuyển dụng không tìm kiếm người giỏi nhất mà họ chỉ cần người phù hợp nhất. Một “siêu sao” chưa chắc đã là nhân tố mà nhà tuyển dụng cần. Hãy cố gắng thể hiện các kỹ năng của bạn một cách vừa phải và khiêm tốn. Tránh thể hiện quá phô trương dễ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thích thể hiện, “biết tuốt”. Trong mắt nhiều nhà tuyển dụng, những cá nhân như thế thường rất khó trao đổi, phối hợp làm việc tốt về lâu dài và ít có tinh thần tập thể. Do đó, bạn không cần phải tỏ ra là bạn biết tất cả mọi thứ. Hãy chỉ đào sâu trong phạm vi những tiêu chí công ty đang cần và “khoe khéo” tài năng của mình một cách tinh tế. Đừng để nhà tuyển dụng cho rằng bạn chỉ là một chú vẹt “biết nói” hay một chú công “khoe mẽ”, cơ hội để bạn tiến vào vòng trong sẽ khó khăn vô cùng.
 
 
 
 
Bạn không thể hiện được sự cam kết lâu dài
Một trong những điều nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm khi gặp gỡ ứng viên đó là đánh giá mức độ gắn bó hay hứng thú của ứng viên với công ty của họ. Họ cần đánh giá khả năng “ở lại” của bạn với công ty này trong bao lâu. Bởi lẽ, ác mộng chung của các nhà tuyển dụng chính là việc đầu tư thời gian và nguồn lực cho những nhân viên không có ý định ở lại lâu dài. Hãy cẩn trọng khi trả lời những câu hỏi đại loại như: Bạn sẽ thấy mình ở công ty như thế nào trong 5 năm nữa? Bạn sẽ phát triển ở vị trí này như thế nào? Các câu hỏi kiểu trên sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về nguyện vọng trong sự nghiệp và kế hoạch quá trình của bạn. Dựa vào đấy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có ở lại lâu dài với công ty hay không.
 
 
 
Nhận xét tiêu cực về lãnh đạo hoặc đồng nghiệp cũ
Dĩ nhiên có thể một phần lí do khiến bạn rời khỏi công ty cũ và quyết định tìm kiếm cho mình một bến đỗ mới nằm ở việc bạn từng có quá khứ không mấy tốt đẹp với sếp hoặc đồng nghiệp cũ. Tuy nhiên, dù là vấn đề cá nhân hay xuất phát từ bên ngoài, bạn cũng cần né tránh chủ đề nhạy cảm này khi phỏng vấn ở nơi làm mới. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hoài nghi khi bạn liên tục có những nhận xét tiêu cực về công ty cũ. Điều này rất dễ làm bạn mất đi độ thân thiện và khả năng hòa hợp với công ty. Nếu được hỏi về lí do bạn rời công ty cũ, hãy khéo léo tìm cách né sang chủ đề khác hoặc cố gắng trả lời theo chiều hướng tích cực (dù thật lòng bạn không mấy hài lòng về công ty cũ của mình).
 
 
 
Công ty thay đổi kế hoạch hoặc tìm thấy người khác tốt hơn
 
Có thể đôi khi nguyên nhân không nằm ở bạn mà lại là vấn đề từ phía chính sách của công ty. Bạn thể hiện mọi thứ vô cùng hoàn hảo nhưng công ty lại thay đổi kế hoạch tuyển dụng vào phút chót, hoặc họ đang chờ đợi “ứng viên vàng” tìm kiếm bấy lâu. Do đó, bạn có thể phải nằm trong danh sách chờ hoặc là lựa chọn thứ hai, thứ ba của nhà tuyển dụng. Nếu trong quá trình tuyển dụng, có một ứng viên khác cũng có những kỹ năng như bạn, nhưng lại trội hơn hoặc biết thêm một số kỹ năng phụ bên lề, hoặc thậm chí có khả năng ăn nói tốt hơn bạn, lợi thế sẽ hoàn toàn thuộc về ứng viên kia. Vì vậy, đừng buồn hoặc hoang mang khi bạn trượt phỏng vấn. Đôi khi vấn đề không phải ở cá nhân bạn mà bạn chỉ thiếu đi một chút may mắn mà thôi. Hãy cố gắng tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những lần tuyển dụng tiếp theo.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong