Để có một bộ CV khiến nhà tuyển dụng "nhìn là muốn nhận liền"?
Thông tin cá nhân
Thông thường, thông tin cụ thể của bạn sẽ là tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số điện thoại và email. Sơ yếu lý lịch của bạn thường bao gồm một bức ảnh chân dung, hoặc ảnh thẻ của bạn. Hãy lựa chọn một bức ảnh ưng ý để gửi đến nhà tuyển dụng của mình.
Giáo dục và bằng cấp
Nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 45s để lướt qua lịch sử giáo dục và bằng cấp của bạn. Bạn biết đấy, thời nay không còn ai quá quan tâm đến chuyện bằng cấp nữa đâu.
Kinh nghiệm làm việc
Đây là phần cực kỳ quan trọng trong bất cứ bản CV nào, của bất cứ ai mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm nhất. Họ cần biết bạn đã làm việc ở đâu, bạn có những khả năng gì, bạn có thể làm được gì ở công ty cũ và bạn đã học được gì ở đó. Để tạo sự yên tâm và cảm giác tích cực cho nhà tuyển dụng, hãy sử dụng nhiều các từ như: phát triển, kế hoạch và tổ chức.
Một bí quyết nữa mà bạn cần lưu ý, đó là ngay cả bạn đã làm việc trong một cửa hàng, quán bar và nhận được lời khen vì sự tận tình của mình, bạn cũng nên ghi vào để tạo điểm nhấn cho CV.
Hãy thử kể lại những kỹ năng của bạn khi làm việc. Một công việc tài chính sẽ yêu cầu tính toán, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Bạn sẽ gây ấn tượng hơn khi nhấn mạnh rằng mình có kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Nhớ viết thêm cả những công việc nhóm bạn đã cùng tham gia, ví dụ như lập kế hoạch, phối hợp, tổ chức sự kiện, điều này đảm bảo rằng bạn có thể phối hợp với các đồng nghiệp và làm tốt công việc chung của mình.
Viết về sở thích của bạn
Hãy thoải mái đưa ra sở thích cá nhân của mình, bởi nó nói lên rất nhiều về con người bạn và thậm chí, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có phù hợp với văn hoá công ty hay không?
Kỹ năng
Rất nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn ở kỹ năng ngôn ngữ (nói, viết bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài), sử dụng Microsoft Office và cả lái xe. Hãy nêu thêm những kỹ năng mà bạn thu thập được trong quá trình học tập và làm việc trước đây, thậm chí là cả những kỹ năng bạn học được từ thất bại.
Bạn có nhiều thông tin tích cực, nhưng trình bày thế nào để có một CV hoàn hảo?
Không có mẫu chung để viết và trình bày một CV, nhưng theo khảo sát của một trang web Mỹ, các nhà tuyển dụng sẽ thường đánh giá cao và có thiện cảm vào những chi tiết như sau:
45%: Kinh nghiệm công việc trước kia bạn đã làm
35%: Trình độ, chuyên môn và kỹ năng
25%: Dễ đọc
16%: Thành tích
14%: Không mắc lỗi chính tả
9%: Bằng cấp, chứng chỉ
9%: Mong muốn với công việc
3%: Mục tiêu rõ ràng
2%: Từ khóa về bản thân
1%: Thông tin liên hệ
1%: Kinh nghiệm cá nhân
1%: Kỹ năng sử dụng máy tính
Những lỗi cần tránh khi viết CV
Trang web Abebooks đã thống kê những nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng bỏ qua CV của bạn:
61%: CV mắc lỗi chính tả
41%: CV sao chép từ người khác
35%: CV được gửi bởi một địa chỉ email không phù hợp
30%: CV không có danh sách các kỹ năng
22%: CV có nhiều hơn 2 trang dài
20%: CV in trên giấy trang trí
16%: CV ghi quá chi tiết về nhiệm vụ hơn là thành tích đã đạt được ở công việc trước
13%: CV không có ảnh
13%: CV quá nhiều chữ và khoảng cách chữ sát nhau
Một chút "màu sắc" riêng
Hiểu một cách đơn giản là CV cũng chỉ là một tờ giấy tóm gọn sơ lược về bản thân bạn trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng khi bạn mang nó đi ứng tuyển thì với hàng chục, thậm chí là hàng trăm hồ sơ khác nhau ấy thì làm sao để bạn chắc chắn được CV của bạn không bị các nhà tuyển dụng xếp vào một xó nào đấy không thương tiếc? Đó là lúc bạn cần "đánh bóng" và làm đẹp, nổi bật "màu sắc" của mình lên bằng các tips đơn giản. Nếu bạn ứng tuyển cho một vị trí về media, truyền thông hoặc thiết kế, một CV đẹp về hình thức lại càng cần thiết và mang lại nhiều ưu điểm hơn.
|