Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn sao cho chuẩn
Khi bạn ứng tuyển với bất kỳ vị trí công việc gì, việc bạn được mời tham dự buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng được xem là cơ hội để bạn thể hiện được năng lực và sự nổi trội của bản thân so với các ứng viên khác và có thể bạn đã có một buổi phỏng vấn trọn vẹn.
Tuy nhiên bạn có biết trong mỗi đợt phỏng vấn nhân sự, nhà tuyển dụng sẽ phải tiếp xúc với khá nhiều ứng viên hay không? Vậy, làm thế nào để bạn có thể khéo léo nhắc nhà tuyển dụng nhớ đến bạn sau buổi phỏng vấn? Thư cảm ơn sau phỏng vấn là một công cụ khá hữu ích mà bạn có thể áp dụng để thực hiện việc gợi nhắc về bạn với nhà tuyển dụng tinh tế và hiệu quả.
Bạn có thể hình dung khi bạn gửi đến ai đó một cơ hội, một món quà hoặc dành thời gian cho họ. Nhưng sau đó, bạn không thấy hoặc nhận được bất cứ sự phản hồi nào từ họ về việc đó và bạn sẽ cảm thấy họ thật không biết suy nghĩ phải không?
Trong một cuộc khảo sát với nhiều nhà tuyển dụng hàng đầu, hơn 80% nhà tuyển dụng đều có sự đánh giá cao với việc họ nhận được thư cảm ơn sau phỏng vấn của các ứng viên. Vậy, việc viết thư cảm ơn sau phỏng vấn tuy không được xem là bắt buộc nhưng là một việc mà các ứng viên nên cân nhắc thực hiện dù chưa biết kết quả của cuộc phỏng vấn sẽ như thế nào.
Với một bức thư cảm ơn được viết chỉnh chu và lịch sự sau khi bạn đã được mời tham gia phỏng vấn, bạn sẽ tạo được một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, thể hiện được sự chín chắn trong suy nghĩ và phong cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc này còn thể hiện bạn thật sự mong muốn được hợp tác và làm việc với công ty của họ.
Cấu trúc chuẩn của một bức thư cảm ơn sau phỏng vấn
Phần mở đầu: Sau phần ghi thông tin của đối tượng bạn gửi thư cảm ơn, bạn hãy bắt đầu với một lời cảm ơn thể hiện sự chân thành của bạn. Bạn cũng không cần viết quá dài dòng mà chỉ cần một câu cảm ơn ngắn gọn thể hiện được thiện chí và cũng có thể cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự quan tâm và xem trọng cuộc phỏng vấn mà bạn đã được tham gia như thế nào.
Phần thân: Đây là nội dung quan trọng của bức thư giúp gợi nhắc về bạn với nhà tuyển dụng. Để làm được việc này hiệu quả, bạn hãy nhắc lại các thông tin chính của buổi phỏng vấn, nhắc lại một số thông tin về điểm mạnh của bạn phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển.
Phần kết: Nhắc lại một lần nữa lời cảm ơn của bạn vì đã được nhà tuyển dụng dành cho cơ hội tham gia phỏng vấn. Thể hiện sự mong muốn được nhận hồi đáp từ nhà tuyển dụng cũng như gửi lời chúc đến công ty sẽ tìm được ứng viên phù hợp.
Thư cảm ơn sau phỏng vấn nên gửi bằng hình thức nào?
Có 02 hình thức để bạn có thể gửi thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng là thư tay và gửi email. Mỗi hình thức gửi thư đều có ưu và nhược điểm riêng. Bạn nên cân nhắc lựa chọn hình thức gửi thư phù hợp với phong cách làm việc khác nhau của mỗi nhà tuyển dụng.
Thư tay: Với một bức thư được viết chỉnh chu và trình bày đẹp sẽ cho nhà tuyển dụng thấy sự cẩn thận, chu đáo và trân trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, thời gian gửi thư đến nhà tuyển dụng sẽ lâu và nếu chữ viết của bạn không được đẹp lắm thì sẽ khiến bức thư của bạn nhìn cẩu thả, không được đánh giá cao.
Email: Ưu điểm của gửi thư cảm ơn qua email là nhanh chóng và tức thời, nhà tuyển dụng sẽ nhận được thư ngay sau khi bạn gửi. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý cách trình bày của một bức thư thành từng phần rõ ràng để nhà tuyền dụng thấy được sự tôn trọng và chân thành nơi bạn. Bạn cũng cần kiểm tra kỹ địa chỉ email và tiêu đề của thư để tránh gửi nhầm nhé.
Cách viết một bức thư cảm ơn sau phỏng vấn hoàn chỉnh
Để viết được một bức thư cảm ơn sau phỏng vấn thể hiện được tất cả những nội dung bạn mong muốn, bạn cần có sự chuẩn bị cẩn thận các thông tin.
Chuẩn bị thông tin trước khi viết thư
Trước khi buổi phỏng vấn sắp kết thúc
Hỏi xin danh thiếp của những người trực tiếp phỏng vấn bạn.
Hỏi thăm khéo léo về các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng của công ty.
Hỏi để có thể biết được khi nào bạn có thể nhận được thông tin phản hồi kết quả phỏng vấn cũng như cách thức tốt nhất để bạn có thể nắm bắt được tình hình.
Khi về nhà
Ghi lại các nội dung chính mà bạn và nhà tuyển dụng đã trao đổi trong buổi phỏng vấn.
Ghi lại các điểm mạnh và kỹ năng của bạn mà nhà tuyển dụng quan tâm.
Câu trả lời của bạn mà nhà họ thích.
Câu trả lời của bạn mà nhà tuyển dụng hỏi lại.
Các vấn đề khác ngoài công việc mà bạn và nhà tuyển dụng có sự quan tâm chung.
|