banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 09/06/2020, 03:58 PM
Chủ đề này đã có 357 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Văn hóa doanh nghiệp từ một số quốc gia tiên tiến
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp ?
 
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
 
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
 
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
 
Văn hóa doanh nghiệp tại Mỹ
 
So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ cũng có những điểm khác biệt. Mặc dù đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa mới, họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước.
 
Văn hóa doanh nghiệp tại Ấn độ
Có sự gắn kết tổng thể với nhân viên. Những người đứng đầu các doanh nghiệp Ấn Độ coi doanh nghiệp như một thực thể sống và việc duy trì tinh thần làm việc của nhân viên, xây dựng văn hóa công ty được coi như những nhiệm vụ quan trọng và nền tảng cơ bản cho thành công của doanh nghiệp. Nguồn lực con người được xem như một dạng tài sản cần được phát triển, không phải là chi phí cần phải giảm; như là nguồn của các ý tưởng sáng tạo và các giải pháp thiết thực; và lãnh đạo doanh nghiệp ở tầm riêng của họ. Tạo ra khả năng tác động lớn nhất từng có trong lực lượng lao động chính là mục tiêu hướng tới.
 
Khả năng tùy biến và thích nghi. Trong một môi trường phức tạp và bất ổn với ít nguồn lực và nhiều tham nhũng, những nhà điều hành doanh nghiệp cần phải học cách dựa vào trí thông minh để vượt qua vô số các rào cản mà họ phải đối đầu. Đôi khi trong các cuộc đối thoại tiếng Anh, thuật ngữ tiếng Hindi jugaad được sử dụng để miêu tả tư duy này.
 
Bất kỳ ai đã từng chứng kiến các thiết bị lỗi thời đã được sử dụng trong cả một thời kỳ dài với những phụ tùng tận dụng rất nhiều lần và những phương án lắp ráp tạm thời là đã chứng kiến tư duy Ấn Độ jugaad thực tế. Sự thích nghi cũng vô cùng quan trọng, và cũng được đề cập thường xuyên theo kiểu lai giữa Anh và Ấn Độ, adjust kar lenge - "chúng tôi sẽ thay đổi hoặc thích nghi."
 
Đưa ra những lời đề nghị sáng tạo và giá trị. Sau khi nghiên cứu thị trường nội địa rộng lớn và mức độ cạnh tranh cao với các khách hàng sáng suốt, luôn nhận thức rõ giá trị sản phẩm, hầu hết các phương thức dù khiêm tốn đều chỉ ra rằng, các doanh nghiệp Ấn Độ đã học được cách sáng tạo để tạo ra các sản phẩm có giá trị.
 
Dù kinh doanh trong nền văn hóa cổ xưa, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ đều có thể sáng tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới và khái niệm dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng với chi phí tiết kiệm tối đa.
 
Mở rộng nhiệm vụ và mục tiêu. Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu của những bên có liên quan - công việc phải làm của tất cả các CEO - các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hơn mục tiêu xã hội của mình. Họ tự hào về thành công của công ty - và cũng tự hào trên các khía cạnh như sự thịnh vượng gia đình, tiến bộ tôn giáo, và phục hưng đất nước.
 
Tựu chung lại, những nguyên tắc trên góp phần vào một mô hình đặc biệt, đối lập với các nhiều sự kết hợp ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi mà sự kết hợp tập trung nhiều hơn vào giá trị mang lại cho các cổ đông. Các lãnh đạo doanh nghiệp người Ấn Độ tập trung hơn vào mục đích xã hội và các nhiệm vụ lớn lao, và hiện thực hóa các mục tiêu này nhờ tập trung hơn vào việc vượt qua vô số các rào cản bằng các giải pháp sáng tạo và một lực lượng lao động đã được chuẩn bị trước đầy nhiệt tình.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong