banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 10/06/2020, 04:15 PM
Chủ đề này đã có 350 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Viết CV xin việc nhân viên kinh doanh
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 Không khó để tìm và tham khảo loạt CV xin việc nhân viên kinh doanh
  trên mạng. Nhưng, bạn cần tập trung làm nổi bật mục nào, đó mới là vấn đề đáng chú ý.
 
Thông tin cá nhân
Họ tên đầy đủ
Ngày tháng năm sinh
Số điện thoại
Email
Địa chỉ
Ngoài ra, hãy dán kèm 1 bức ảnh chân dung rõ mặt, không cần quá nghiêm túc, có thể biểu cảm hơi tươi tắn, thân thiện để nhà tuyển dụng dễ nhận ra bạn giữa hàng trăm, nghìn ứng viên.
 
Trình độ, bằng cấp
Trường Đại học, Cao đẳng
Chuyên ngành
Thời gian theo học
Điểm trung bình
Loại bằng tốt nghiệp (Xuất sắc, Giỏi, Khá)
Có bằng cấp chính quy, ưu tú là tốt nhưng trên thực tế, nhiều công ty (nhất là các công ty nước ngoài) giờ đây đã không còn đặt nặng, đòi hỏi quá cao vấn đề này. Nếu thiếu tên 1 ngôi trường Đại học hoành tráng trong CV, bạn cũng đừng quá lo lắng.
 
Lý do là bởi trong lĩnh vực kinh doanh, bằng cấp, lý thuyết là 1 chuyện, có thể áp dụng kiến thức trong chương trình đào tạo vào thực tế để làm việc không, lại là chuyện khác.
 
Hãy tập trung vào 2 mục thiết yếu dưới đây. Chúng mới quyết định khả năng bạn có được nhận 1 cuộc hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng hay không.
 
Kinh nghiệm làm việc
Mục này nên viết càng dài càng tốt nhưng cũng phải cực kì mạch lạc. Không nên kể lể dài dòng như 1 bài văn vì nó sẽ tạo cảm giác rối rắm, tâm lý ngại đọc.
 
Hãy liệt kê những công việc bạn đã trải nghiệm theo mốc thời gian mới nhất trở về trước, đầy đủ tên công ty, chức vụ, chuyên môn, vị trí, thời gian cụ thể bắt đầu ‐ kết thúc. Chú ý, chọn ra những công việc có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển nhất.
 
Ở mục này, hãy bổ sung thật nhiều con số để tăng tính thuyết phục, chứng minh bạn là ứng viên phù hợp với công việc kinh doanh. Ví dụ như: Doanh số hàng tháng tăng 40%, Từng quản lý một đội ngũ kinh doanh gồm 7 thành viên, Từng đạt mức doanh thu 1 triệu $ trong năm 2016…
 
Mục này sẽ hấp dẫn hơn nếu có các thuật ngữ chuyên ngành như hợp tác, hỗ trợ, thành lập, mạng lưới quan hệ, khách hàng tiềm năng, đề xuất, cải tiến sản phẩm, đàm phán… Chắc chắn, bạn sẽ nhận được điểm cộng rất lớn.
 
Bạn cũng có thể liệt kê luôn thành tích ở phần này thông qua các con số. Nên ghi nhớ, trong kinh doanh, các con số rất “quyền lực”. Đừng làm hỏng bản CV vì những thông tin chung chung, mơ hồ.
 
Sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thì viết CV xin việc nhân viên kinh doanh có gì khác biệt? Họ biết viết gì vào CV? Đó chắc chắn là băn khoăn của nhiều bạn trẻ.
 
Câu trả lời như sau:
 
Bạn có thể đề cập đến công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, dự án cộng đồng thiết thực, công việc tình nguyện đã từng tham gia, đề án, nghiên cứu khoa học, khoá học nâng cao kỹ năng kinh doanh, bán hàng, đào tạo nghiệp vụ… Ví dụ như: Đã tích lũy được rất nhiều kỹ năng bán hàng qua 5 khóa đào tạo ngắn hạn, được ghi danh là học viên xuất sắc nhất.
Bạn có một hoặc một vài khoảng thời gian để trống, nôm na là “thất nghiệp”? Hãy khéo léo giải thích theo hướng tích cực như tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện dự án cá nhân tự do, đi du lịch khám phá, trải nghiệm hoặc đi làm tình nguyện.
Lưu ý, tất cả đều nên có sự liên quan tới vị trí việc làm ngành kinh doanh mà bạn đang ứng tuyển.
Cuối cùng, hãy chốt lại bằng những điểm mạnh nhất của mình sao cho phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh để thể hiện bạn là người có tinh thần cầu thị. (Đây chính là cách PR bản thân tinh tế)
Kĩ năng
Công việc đòi hỏi họ phải có năng lực giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, thương lượng. Chính vì thế, bạn đừng quên ghi lại trong CV xin việc nhân viên kinh doanh một số kỹ năng trọng yếu như:
 
Giao tiếp
Bán hàng
Làm việc nhóm
Thiết lập quan hệ
Chăm sóc khách hàng
 
Mục tiêu nghề nghiệp
Phần này được coi như “chuyên mục quảng cáo” về bản thân, giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mục này sẽ khiến họ thấy rằng bạn là người làm việc có phương hướng, kế hoạch, đam mê, có chí tiến thủ, nhiệt huyết, sự cầu tiến. Bạn nên đề cập những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng như:
 
Mục tiêu ngắn hạn (thành thạo công việc)
Mục tiêu dài hạn (tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng, 5 năm tới có thể trở thành chuyên gia bán hàng, quản lý của một team kinh doanh xuất sắc, thăng tiến đến một vị trí nào đó…)
Làm thế nào để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi?
Dù bạn tự kinh doanh hay làm việc cho doanh nghiệp, khi bán bất cứ sản phẩm gì, bạn phải có kiến thức về phân tích sản phẩm, khách hàng, thị trường.
 
Sản phẩm: Bạn biết cách tự phân tích sản phẩm và ra được kết quả như bảng phân tích, bảng so sánh sản phẩm với đối thủ cạnh tranh, đặc tính nổi bật của sản phẩm
Khách hàng: Bạn biết cách khai thác khách hàng, quy trình khai thác và thói quen của khách hàng.
Thị trường: Bạn biết cách đánh giá thị trường tiềm năng, có công cụ để kiểm tra, đo lường và phân tích thị trường.
 
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong