Từ chối hiệu quả khi nhận nhiều offer việc làm IT
Vào một ngày đẹp trời, bạn nhận được thông báo trúng tuyển việc làm IT từ các công ty khác nhau. Tất nhiên bạn chỉ có thể chọn một. Bạn nên từ chối
những công ty còn lại như thế nào để họ không khép cánh cửa việc làm IT với bạn trong tương lai? Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp ích cho bạn:
Hãy từ chối một cách nhã nhặn, lịch sự
Bạn hãy sử dụng những cách từ chối thật nhã nhặn, lịch sự nhưng kiên quyết. Nếu làm được như thế thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh được những bực bội không đáng có.
Một số người đã từ chối bằng nhiều cách khác nhau như tránh gặp mặt, tránh né nói chuyện qua điện thoại hoặc lấp lửng, muốn những người khác tự hiểu rằng họ muốn từ chối. Đôi khi cũng có kết quả, nhưng từ chối bằng cách gửi những thông điệp phi ngôn từ như vậy sẽ làm căng thẳng cả hai bên một cách không cần thiết.
3 cách từ chối việc làm IT hiệu quả bạn không thể bỏ qua
1. Điện thoại trực tiếp
Khi đã quyết định từ chối lời đề nghị nhận việc, đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng điện thoại ngay cho nhà tuyển dụng. Trình bày lí do bạn không thể nhận việc ngay lúc này, ví dụ bạn chưa kết thúc hợp đồng với công ty cũ, bạn gặp vấn đề rắc rối về chuyện gia đình… Đừng quên nhấn mạnh với nhà tuyển dụng rằng bạn thật sự rất yêu thích công việc này và nhất định sẽ trở lại trong tương lai khi có cơ hội.
Khi bạn muốn từ chối, hãy sử dụng một trong những cách sau đây:
Đưa ra thông điệp của bạn một cách nhã nhặn: “Tôi rất muốn, nhưng…”.
Từ chối theo kiểu tích cực: “Nhưng ngay lúc này…”.
Chú ý lắng nghe và dành thời gian suy nghĩ: “Để tôi suy nghĩ đã…”.
Từ chối với vẻ hài hước.
Nói “không” với sự cảm thông và quyết đoán.
calling
2. Gửi email từ chối
Một cuộc điện thoại là chưa đủ để xoa dịu nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện thành ý bằng việc gửi thêm email xác nhận rằng bạn từ chối nhận việc ở công ty. Mở đầu email, bạn có thể bắt đầu nhắc lại “Như đã trao đổi qua điện thoại…” rồi diễn giải nội dung cuộc trò chuyện trước đó. Dù cho nhà tuyển dụng đã biết được tâm ý của bạn nhưng việc gửi thêm email sẽ chứng minh được sự chuyên nghiệp của bạn cũng như cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất quan tâm đến vị trí này. Chỉ là thời điểm hiện tại chưa thực sự phù hợp.
Về cơ bản, bức thư của bạn nên đề cập đến những điểm mấu chốt sau:
Cảm ơn công ty về thời gian, sự giúp đỡ cũng như cơ hội làm việc họ đã dành cho bạn
Thông báo bạn sẽ không đảm nhận vị trí công việc này.
Nêu ra các lý do từ chối phù hợp
Bày tỏ sự vui mừng khi trúng tuyển và cảm thấy tiếc vì không thể nhận công việc này
Bày tỏ lòng sẵn sàng giúp đỡ công ty nếu có thể.
Lời cảm ơn cuối thư
Đừng viện những lí do ngớ ngẩn như “Tôi vừa mới nhận lời làm việc cho công ty B nên không thể hợp tác với công ty anh/chị” hay “Tôi thấy công ty anh/chị bé quá, tôi chỉ thích làm việc cho những công ty lớn thôi” mà hãy thành thật với nhà tuyển dụng. Hãy nói rằng bạn thật lòng rất yêu thích công việc này nhưng bạn xin phép được từ chối vì tính cách của bạn không phù hợp với môi trường văn hóa công ty mà điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc, bạn không muốn gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của tổ chức. Đừng quên đánh giá cao sự kì vọng và cơ hội mà nhà tuyển dụng đã trao cho bạn và nói lời cảm ơn trước khi bấm gửi đi lá thư từ chối.
3. Giới thiệu ứng viên cho nhà tuyển dụng
Việc ứng viên từ chối lời đề nghị nhận việc lần này không phải là dấu chấm hết, trong tương lai, rất có thể họ sẽ là những người sếp mới mà bạn phải đối mặt. Vì vậy, đừng quên giữ lại ấn tượng tốt đẹp và giữ liên lạc với người đã chọn bạn. Một trong những gợi ý hay ho là nếu bạn có người quen hoặc bạn bè phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty, hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp nhà tuyển dụng thoát khỏi thế “bị động” và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến công việc.
Một số điều cần phải ghi nhớ
Đừng kì vọng rằng nhà tuyển dụng sẽ để trống vị trí công việc để chờ đợi bạn, nhất là khi công ty đang cần gấp nhân sự, họ sẽ nhanh chóng chọn ứng viên khác thay thế. Vì vậy, đừng quên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định từ chối. Ngoài ra, dù có không nhận việc, bạn cũng nên giữ mối quan hệ với nhà tuyển dụng, điều đó sẽ có lợi trong tương lai – khi bạn muốn tìm kiếm cơ hội quay trở lại. Hãy gửi cho họ lời mời kết bạn trên LinkedIn, thích hoặc chia sẻ tin tuyển dụng việc làm của họ hoặc thậm chí giới thiệu những ứng viên tiềm năng cho các vị trí mà họ đang đăng tuyển… Bạn sẽ để lại dấu ấn tốt đẹp trong trí nhớ của họ và sự nghiệp của bạn chắc hẳn cũng thêm phần thuận lợi.
|