banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 23/06/2020, 04:00 PM
Chủ đề này đã có 406 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Những bước đơn giản để quản lý cảm xúc
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Bất kỳ ai đều có những lúc bị áp lực trong công việc. Nếu là người lãnh đạo, bạn không chỉ phải đối phó với cảm xúc tiêu cực của chính mình mà còn phải dẫn dắt nhân viên cách cách vượt qua.
 
Một nhà lãnh đạo bày tỏ tại một cuộc hội thảo rằng cô ấy đang mất dần sự tự chủ trong công việc. Cô bắt đầu thất bại trong các nhiệm vụ, mắc nhiều lỗi hơn và thường xuyên làm việc quá giờ khiến cô kiệt sức. Cô tự nhủ bản thân phải cố gắng mạnh mẽ hơn vì đó là trách nhiệm. Quản lý cảm xúc không chỉ là vấn đề của riêng người lãnh đạo mà còn là yêu cầu quan trọng để họ đối phó với tâm lý lo lắng và bi quan của nhân viên. Nếu muốn công ty thành công thì một trong những điều quan trọng người lãnh đạo phải làm là giúp nhân viên phát triển các kỹ năng quản lý cảm xúc.
 
Để đấu tranh với những cảm xúc tiêu cực, cô đã xây dựng một quy trình luyện tập năm bước để hướng dẫn nhân viên của mình củng cố các kỹ năng quản lý cảm xúc và chuyển tâm trí của họ từ trạng thái căng thẳng sang trạng thái bình tĩnh. Cô gọi quy trình này là CIRCA. Chỉ cần 10 đến 15 phút mỗi ngày bạn có thể khắc phục sự cố, phá vỡ sự áp đảo trong công việc.
 
Dưới đây là 5 bước đơn giản cô ấy chia sẻ giúp bạn quản lý cảm xúc
:
 
Chung nhiệm vụ
 
Việc này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề công việc đang phải trải qua. Chung nhiệm vụ chính là chia nhỏ công việc để dễ xử lý hơn. Nếu bạn biết cách tạo ra khối công việc có hệ thống, cụ thể từng bước thì sẽ dễ dàng thực hiện hơn và có thể làm giảm tải gánh nặng về trí nhớ.
 
 
Chẳng hạn, nếu một nhân viên bị tụt lại phía sau hoặc mang về hiệu quả thấp trong công việc, là lãnh đạo thì bạn nên đưa họ vào cuộc trò chuyện riêng tránh khỏi cuộc họp với áp lực công việc hàng ngày. Điều này có thể giúp họ nhận thấy rằng mình có thể đang cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc.
 
Một giám đốc điều hành cấp cao đã từng cảm thấy cô ấy là một bà mẹ tồi và một công nhân thấp kém, nhưng cô ấy không muốn từ bỏ một trong hai vai trò đó. Cô ấy nói rằng công việc đã gây áp lực và cô đã mang sự căng thẳng này về nhà, đó là điều tồi tệ. Tuy nhiên, khi học được cách Chung nhiệm vụ, cô cảm thấy bớt gánh nặng hơn. Mỗi khi phải hoàn thành một dự án lớn bộ não của cô đã tốt hơn nhiều. Cô thấy giải quyết từng phần công việc trong một khung thời gian nhất định là tốt hơn nhiều so với việc hoàn thành toàn bộ một cách triền miên.
 
Bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực
 
Tất cả chúng ta cần học cách bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực. Điều này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về chính niệm. Chính niệm giúp lý trí của bạn có thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Nếu bạn đang suy nghĩ quá mức, bộ não sẽ nóng lên và chính niệm giúp bạn giữ được bình tĩnh.
 
Bỏ qua những suy nghĩ tiêu cực để quản lý cảm xúc
 
Là lãnh đạo bạn cần khuyến khích các nhân viên dành 5 đến 15 phút mỗi ngày để nhắm mắt, tập trung vào hơi thở và thực hành đưa sự chú ý trở lại từng hơi thở mỗi khi tâm trí họ lang thang. Mặc dù thực hiện bước này lúc đầu rất khó nhưng nó sẽ giúp bạn có trạng thái tích cực trong những cuộc trò chuyện tinh thần của chính mình.
 
Kiểm tra thực tế
 
Kiểm tra thực tế đòi hỏi có sự phân tích vấn đề bằng cách tự nói chuyện với bản thân. Khi đối mặt với tin xấu hoặc thời hạn cuối cùng, bất kỳ ai cũng dễ cảm thấy như thể tình hình sẽ kéo dài mãi mãi.
 
Nếu một nhân viên đang trải qua một tình huống căng thẳng, hãy khuyến khích họ quay trở lại trạng thái cân bằng bằng cách thực hiện sự kiểm tra thực tế và tự đưa ra khẳng định tích cực, chẳng hạn như: “Điều này cũng sẽ vượt qua”. Tiếng nói của người thứ ba có thể giúp việc này hiệu quả hơn. Chắc chắn, lúc đầu điều này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng dành thời gian để tạm dừng và điều chỉnh lại suy nghĩ tốt hơn nhiều so với việc bạn cứ để cảm xúc bi quan phát triển.
 
Công nhận những gì bạn có thể kiểm soát
 
Bước kiểm soát này tương tự như một lời cầu nguyện thanh thản. Nó dựa vào việc bạn biết những gì có thể và không thể kiểm soát được, từ đó cải thiện tình trạng tốt hơn. Để làm được bước này tại nơi làm việc, bạn nên học cách nói không đối với những gì lãng phí năng lượng bởi điều này cũng có ý nghĩa như việc nói có với các nhiệm vụ quan trọng. Bạn hãy thúc đẩy bản thân và những người khác hỏi: “Làm thế nào tôi có thể buông bỏ những thứ mà tôi không thể kiểm soát hoặc những thứ làm lãng phí năng lượng của tôi?”. Đây là cách bạn tìm ra câu trả lời từ lời khuyên của người khác. Khi tự duy hiện tại của bạn đang bị hạn chế thì đây chính là giải pháp khách quan giúp bạn có trạng thái tâm lý tích cực.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong