banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 25/06/2020, 04:30 PM
Chủ đề này đã có 418 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Cách kiểm soát cảm xúc sợ hãi
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Nếu gọi tên cảm xúc tiêu cực
 nhất trong các loại cảm xúc thì phải nói tới cảm xúc sợ hãi. Cảm xúc sợ hãi giúp mọi loại có thể sống sót được theo quy luật chọn lọc tự nhiên. Các loại thú bị săn như thỏ, hươu, nai … vì sợ nên mới phát triển các khả năng để trốn khỏi kẻ săn mồi. Các loại thú đi săn như hổ, cáo, đại bàng,…vì sợ đói mà phát triển các khả năng để săn được mồi. Các loài vì sợ một cái gì đó mà có những thế mạnh riêng. Con nào nếu không biết sợ thì đã bị thải loại rồi.
 
Con người vừa là kẻ đi săn vừa là kẻ bị săn, nỗi sợ”  đã kích thích đầu óc họ để họ nghĩ ra các biện pháp tránh xa nguy hiểm, giải thích các hiện tượng tự nhiên,…Chừng nào con người không biết sợ thì chừng đó cũng là lúc con người phải đối mặt với thảm họa diệt vong.
 
Nhân loại sợ biến đổi khí hậu, còn chúng ta thì sợ nhiều thứ hàng ngày, không ít hơn là mấy so với tổ tiên chúng ta. Có những nỗi sợ từ thời bắt đầu có nhận thức như cái chết, bệnh tật và cũng có những nỗi sợ mới như nhà đổ, ô tô đâm, thất nghiệp,….Chúng ta có hàng ngàn nỗi sợ, có những nỗi sợ có ích và có những nỗi sợ không đáng.
 
Nỗi sợ theo đạo phật cũng là một loại khổ, thuộc dạng tâm khổ. Nếu theo triết lý của đạo phật thì nỗi sợ bắt nguồn từ ham muốn sở hữu. Nếu ta vô ngã thì ta đâu còn sợ bị khinh thường, sợ chết, sợ bệnh tật? Nếu ta hiểu mọi thứ là vô thường thì làm sao phải sợ mất xe, mất nhà, mất tiền hay sợ mất đi người thân thiết?
 
Nỗi sợ là rào cản ngăn chúng ta hành động, khiến chúng ta ngại thay đổi, không tận dụng được cơ hội.
 
Nỗi sợ cũng là thứ cách ly chúng ta khỏi nguy hiểm. Nó giúp chúng ta không bị thương, bị giêt chết, bị khánh kiệt,….Vậy phải quản lý nỗi sợ ra sao để giảm thiểu tiêu cực và phát huy được mặt tích cực của nó?
 
Hiểu về nguồn gốc sợ hãi sẽ giúp ta quản trị được tốt hơn.
 
1. Không biết nên sợ
 
Hãy tưởng tượng bạn đang ở một phòng nhà nghỉ trong một chuyến công tác. Khi đèn đóm đã tắt hết và bạn đang sắp chìm vào giấc ngủ, bỗng bạn nghe thấy tiếng nước chảy trong toilet. Đầu óc bạn bắt đầu suy nghĩ tới nguyên nhân của tiếng động đó và bắt đầu cảm thấy sợ hãi.
 
Có thể bạn biết chắc đó là tiếng nước chảy nhưng vẫn tưởng tượng ra hình ảnh một cô gái mặc áo trắng tóc xõa  đi đi lại lại trong toilet. Càng tưởng tượng bạn càng sợ vì vậy bạn quyết định đi tìm hiểu nguyên nhân để dẹp đi nỗi sợ. Bạn đi vào toilet và thấy rằng do vòi nước bị hở.
 
Nếu như khi nghe thấy tiếng nước chảy ta không suy nghĩ gì cả thì mọi chuyện sẽ dừng lại. Nhưng cơ chế của não chúng ta luôn tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân có thể nghĩ ra căn cứ vào trải nghiệm của chúng ta trong quá khứ. Vì vậy càng xem nhiều phim ma thì càng có nhiều thứ để nghĩ tới. Chính suy nghĩ đó sinh ra cảm xúc tương ứng.
 
Có người sợ hãi và cố gắng quên đi tới khi ngủ thiếp đi. Cũng có người đi vào toilet để dẹp đi nỗi sợ đó. Đôi khi người ta hành động không phải vì người ta không sợ mà vì người ta muốn chấm dứt nhanh chóng nỗi sợ.
 
Bạn có dám đi vào bãi tha ma buổi đêm không? Hầu hết chúng ta không dám vì chúng ta sợ ma. Ma là thứ mà chúng ta thậm chí chưa bao giờ được tận mục sở thị nhưng lại được nghe kể. Nếu như chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng không có ma thì chúng ta sẽ không sợ. Không như ví dụ trên, các vong linh là một phạm vi kiến thức rất khó để chúng ta tìm hiểu rõ nhằm vượt qua nỗi sợ.
 
Ngay cả một người duy vật nhất cũng vẫn sợ ma khi ở bên ngôi mộ vừa chôn lúc chiều trong một buổi tối tối đen như mực, gió thổi lạnh lẽo. Lý trí của anh có thể mạnh mẽ ban ngày nhưng lúc này cảm xúc đang điều khiển anh.
 
Bạn có dám đi vào khu rừng buổi đêm, bơi biển buổi đêm? mặc dù rằng ban ngày bạn có thể làm được nhưng buổi đêm thì hầu hết chúng ta không làm được. Mặc dù bơi khá tốt, có thể bơi vài km nhưng tôi chưa từng dám bơi ra xa quá 100m tính từ bờ biển do bị ám ảnh bởi các nỗi sợ mơ hồ từ phía dưới. Bằng lý trí tôi biết rằng không có gì nguy hiểm, có hàng triệu người hàng ngày vẫn làm như thế nhưng tôi vẫn không thắng được nỗi sợ của mình.
 
Khi bước vào một căn phòng tối đen bạn rất sợ hãi vì tưởng tượng ra rất nhiều thứ ghê gớm đang đợi trong đó. Khi đèn được bật lên bạn có thể quan sát mọi thứ hiện diện trong phòng. Nó giúp bạn thấy là không có gì nguy hiểm và bạn không còn sợ hãi nữa.
 
Chúng ta đi tới một kết luận chung là khi chúng ta không biết rõ một cái gì đó thì chúng ta có xu hướng tưởng tượng ra các mối nguy hiểm khiến chúng ta sợ hãi.
 
Ví dụ bạn cần phải gọi điện cho khách hàng. Khách hàng này bạn biết nhưng bạn không chắc là họ đồng ý với nội dung mà mình muốn bàn tới hay không. Bạn dự kiến sẽ nói A, người đó chắc sẽ trả lời là B, bạn nói C rồi người đó có thể nói D hoặc D’. Càng suy diễn xa dần thì bạn càng xa dần khỏi vùng hiểu biết vì càng xa thì càng nhiều giả thuyết. Cuối cùng thì bạn sinh ra sợ hãi và không dám nhấc máy lên gọi. Một nhân viên bảo hiểm thì không thế, họ chỉ đơn giản nhấc máy lên và bấm số; chỉ riêng việc khách hàng bốc máy và nghe đã là một thành công đối với họ rồi, họ không nghĩ xa xôi về việc họ sẽ bị từ chối hay khinh rẻ mình.
 
Muốn vượt ra khỏi nguyên nhân này thì 1. Biết nên không sợ và 2. Hạn chế suy diễn; cứ làm đi mọi thứ sẽ ổn.
 
Tại sao hạn chế suy diễn lại quan trọng tới vậy? Vì chúng ta có xu hướng khuếch đại mọi thứ cả tiêu cực lẫn tích cực.
 
Hồi còn nhỏ đi học có lần tôi bị một vết bẩn ở quần. Tôi hình dung ra cảnh người ta chế nhạo tôi, coi thường tôi và vì vậy tôi cố gắng giấu nó đi, càng giấu tôi càng khiến mọi người xung quanh dễ dàng phát hiện ra. Lớn lên tôi hiểu rằng thực ra là chẳng ai quan tâm tới vết bẩn ở quần tôi, cho dù họ có nhìn thấy thì họ cũng không mất thời gian đánh giá tôi làm gì. Dần dần tôi còn không để ý tới cái quần của tôi có vết bẩn nào không nữa.
 
Hồi còn nhỏ tôi dốt nhất một văn. Tập làm văn của tôi chưa bao giờ được 6 điểm, thường là 4 và 5. Bù lại tôi giỏi môn toán. Cứ mỗi lần đọc bài kiểm tra môn toán là tôi tự hào lắm và môn văn là tôi xấu hổ lắm. Tôi tưởng tượng ra cảnh các bạn khác trầm trồ thán phúc hay chê bai coi thường tôi. Lớn lên tôi phát hiện ra rằng thực ra bản chất con người vốn ích kỷ, họ chỉ quan tâm tới những gì liên quan tới họ mà thôi.
 
Bạn có nhớ được người nào đạt giải nhất đường lên đỉnh olympia năm nay? Ai đạt huy chương vàng bơi lội đợt vừa rồi? Khi gặp một người là tiến sỹ giáo sư bạn có thấy kính phục họ hơn không?
 
Việc suy diễn để đi tới gốc của vấn đề là rất tốt vì nó giúp chúng ta tính toán hết các khả năng nhưng vì chúng ta có xu hướng khuếch đại nên nó làm sai lệch so với thực tế rất nhiều.
 
Khi tưởng tượng trúng sổ xố ta chỉ tưởng tượng ra việc chúng ta có thể làm được bao nhiêu thứ với tiền kiếm được mà chúng ta quên mất nhiều bất tiện khác.
 
Khi tưởng tượng lấy được cô vợ đẹp ta chỉ hình dung ra cảnh lãng mạn tay trong tay đi trên bãi biển mà quên đi mắt trái của cô ý.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong