banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 02/07/2020, 04:37 PM
Chủ đề này đã có 424 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Những câu hỏi khó trong phỏng vấn tuyển dụng
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Một buổi phỏng vấn tuyển dụng
 không phải là một buổi “thấm vấn”, mà đúng bản chất của nó là một cuộc trò chuyện, trao đổi để hai bên tìm hiểu lẫn nhau. Chính vì vậy, ngoài những câu hỏi liên quan tới bản chất, nội dung công việc thì bất kỳ câu hỏi nào cũng có thể xuất hiện trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng.  
 
 
 
Tâm lý chung của nhiều ứng viên, đặc biệt là những ứng viên còn ít kinh nghiệm thì thường gặp phải những bối rối, căng thẳng khi phỏng vấn. Và khi gặp những câu hỏi phỏng vấn “hóc búa” thì sự lúng túng càng lộ rõ hơn. Chính vì vậy, ngoài những vấn đề cần phải chuẩn bị như ngoại hình, tâm lý, nghiên cứu công ty… thì ứng viên phải kiểm soát được cảm xúc của mình, phải xác định rằng bất kì câu hỏi nào cũng có thể được đem ra hỏi. Việc xác định ngay từ đầu giúp ứng viên đỡ bỡ ngỡ trong cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng.
 
 Vậy top những câu hỏi “hóc búa” đó có thể là gì?
 
1. Lý do vì sao bạn nghỉ ở công ty cũ?
Như lần trước NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT có đề cập, đây là một trong những câu hỏi gây băn khoăn nhất cho ứng viên.
 
Vậy phải ứng xử như thế nào khi gặp phải câu hỏi này, bạn xem thêm ở bài viết lần trước tại link ngay bên dưới nhé.
 
2. Nếu được nhận bạn sẽ làm gì để đem lại lợi ích cho công ty?
 
Đây là một câu hỏi khá “khuôn mẫu” mà thực tế nhiều nơi vẫn áp dụng để thử phản ứng, cách ứng xử của ứng viên. Đối với câu hỏi này sẽ không có sự đúng – sai đối với đáp án. Mà phong thái trả lời mới chính là thứ quyết định rằng bạn có thành công đối với câu hỏi này hay không.
 
Cái bẫy của câu hỏi này chính là việc bạn có trả lời câu hỏi đó một cách thực tâm hay không?
 
Đương nhiên khi bạn làm cho một doanh nghiệp nào đó, phải có mô tả công việc cụ thể, phân công vai trò rõ ràng. Và nhiệm vụ của bạn là phải hoàn thành công việc đó trong giới hạn quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy, việc trả lời một cách thực tế là tốt nhất đối với câu hỏi này. Khi bạn làm tốt vai trò của mình, cũng chính là bạn đang giúp công ty phát triển. Khi bạn làm tốt từ những điều cơ bản nhất trong phạm vi khả năng, thì mới có cơ sở để bạn hoàn thành tốt những nhiệm vụ khác mà công ty sẽ giao cho bạn trong tương lai.
 
Như vậy một câu trả lời thực tế, ngắn gọn kiểu “Tôi sẽ hoàn thành tốt công việc của mình theo phân công công việc của phòng/ban/lãnh đạo công ty” là câu trả lời thiết thực nhất.
 
Tránh những câu trả lời mang tính sáo rỗng như “Tôi sẽ dùng nhiệt huyết của mình để phục vụ công việc…” “Sẵn sàng làm tăng ca” “Sẵn sàng làm việc vào ngày nghỉ lễ”… sẽ không được đánh giá cao.
 
 
 
3. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
 
Tương tự như trường hợp trước, đối với câu hỏi này thì câu trả lời không đáp án đúng – sai.
 
Mục đích nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này là muốn biết được rằng bạn có hiểu được nhược điểm của mình hay không? Có hiểu rõ nhược điểm của mình hay không?
 
Ông bà vẫn nói, “nhân vô thập toàn”, để hiểu rằng là con người thì ai cũng có nhược điểm riêng của mình. Điều quan trọng nhất là mình có hiểu mình yếu ở chỗ nào. Vì khi đã hiểu được điểm yếu của mình thì người đó sẽ có giải pháp để hạn chế nó ở mức tối thiểu.
 
Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi này:
 
- Không nên liệt kê ra quá nhiều nhược điểm của bản thân;
 
- Chỉ nên tập trung nói về nhược điểm lớn nhất của bản thân mà liên quan tới công việc;
 
- Khi trả lời về nhược điểm của mình nên cho nhà tuyển dụng thấy là bạn có khả năng khắc phục nó.
 
- Và tuyệt nhiên, mặc dù không có sự đúng – sai. Nhưng khi bạn trả lời rằng bạn không có nhược điểm gì thì chắc chắn bạn đã mất điểm ở câu hỏi này.
 
4. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
 
Đây không phải là câu hỏi khó đối với những người có nhiều kinh nghiệm đi làm. Đơn giản nó chỉ là câu hỏi, mà câu hỏi thì chỉ cần có câu trả lời là được. Tuy nhiên với những bạn sinh viên mới ra trường, còn rụt rè, nhút nhát… các bạn thường có tâm lý “không dám đòi hỏi”. Khi nhà tuyển dụng hỏi về lương các bạn thường tránh né câu trả lời vì sợ rằng khi trả lời, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bản thân các bạn là “đòi hỏi”.
 
Thực tế đó không phải là những gì mà nhà tuyển dụng nghĩ. Mức lương bao nhiêu? Đó là câu hỏi mà nhà tuyển dụng mong muốn có câu trả lời thực sự. Ngoài những thông tin điền trên mẫu đăng ký tuyển dụng, việc hỏi lại trực tiếp giúp nhà tuyển dụng xác định được mức lương mong muốn, từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá lại được rằng khả năng đáp ứng lương của công ty có phù hợp với bạn hay không. Từ đó sẽ quyết định rằng có tuyển bạn vào làm hay không? Hay từ câu trả lời của bạn thì hai bên có thể ngồi lại, cùng đàm phán  về mức lương mong muốn cuối cùng.
 
Tóm lại, dù trong hoàn cảnh nào thì câu hỏi về lương các bạn ứng viên không nên tránh né câu trả lời, phải trả lời trực tiếp, đúng và đủ nội dung mà hai bên mong muốn trao đổi, thảo luận.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong