banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 10/07/2020, 04:35 PM
Chủ đề này đã có 406 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Ngại đàm phán lương vì sợ bị đánh giá
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Đàm phán lương
 là một bước quan trọng khi đi phỏng vấn việc làm. Đó là cơ hội để bạn có được mức lương xứng đáng với giá trị của mình (hoặc là một con số không quá chênh lệch), và thiết lập quỹ đạo tài chính của bạn tại công ty mới trong nhiều năm.
 
Theo một khảo sát năm 2018 của Robert Half, chỉ 39% số người được hỏi cho biết họ đã yêu cầu tăng lương khi nhận được lời mời làm việc gần đây. Nói cách khác, hơn một nửa số nhân viên mới chấp nhận con số được đưa ra và không có ý định đàm phán.
 
Và điều đó có nghĩa là đối với những người trẻ mới ra trường, đàm phán là một điều gì đó rất hiếm; trên thực tế, chỉ có 37% những người mới ra trường đã từng yêu cầu tăng lương, theo Payscale.
 
Vậy tại sao những chuyên gia trẻ tuổi lại ngại đàm phán lương, và liệu đàm phán lương ngay từ đầu có quan trọng không?
 
Tại sao các chuyên gia trẻ lại ngại.
 
Theo nghiên cứu của Payscale, có rất nhiều lý do tại sao những người trẻ không đàm phán lương hoặc yêu cầu tăng lương, nhưng có hai lý do chính nổi bật: Họ cảm thấy không thoải mái trong quá trình đàm phán và không muốn bị coi là quá huênh hoang.
 
Khó chịu là điều dễ hiểu thôi, đặc biệt là khi bạn cảm thấy lo lắng trong trường hợp này, nhưng thường đó là sản phẩm phụ của việc thiếu trải nghiệm. Nếu bạn chưa bao giờ thương lượng lương trước đây, không được giáo dục hay thực hành xem phải thương lượng như thế nào và chưa bao giờ chứng kiến màn thương lượng nào, thế nên, bạn chắc chắn cảm thấy không thoải mái khi lần đầu tiên trải nghiệm cảm giác này.
 
Đối với cảm giác huênh hoang, hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích nghe những ý kiến phản đối hoặc nghe đàm phán từ nhân viên với. Và chắc chắn, một số cách đàm phán khiến bạn trông có vẻ kiêu căng hoặc ngạo mạn, nhưng điều này không xuất phát từ bản thân của việc đàm phán.
 
Tại sao đàm phán lương là rất quan trọng.
 
Tại sao đàm phán lương ngay từ đầu là rất quan trọng?
 
- Không xấu xa. Trừ khi cái cách bạn đàm phán có vẻ kiêu ngạo, hống hách hoặc thiếu chuyên nghiệp, nếu không thì việc đàm phán lương không có gì là xấu xa cả. Tất cả những gì bạn làm là yêu cầu thêm tiền, và việc của nhà tuyển dụng chỉ là chấp nhận hay không chấp nhận lời đề nghị đó. Nếu lời đề nghị của bạn được chấp nhận, thì công việc của bạn sẽ có mức lương cao hơn ngay lập tức. Còn nếu lời đề nghị bị từ chối, thì bạn không phải đối mặt với bất kỳ hậu quả hình phạt nào cả. Nói cách khác, kết quả chỉ có thể là vui hoặc là bình thường, không có kết quả xấu nào xảy ra cả.
 
- Lợi nhuận gộp. Đàm phán để có mức lương cao hơn giúp bạn tăng giá trị của mình, và đó chính là phần thưởng cho bạn trong nhiều năm tới. Ví dụ, dữ liệu cho thấy những giám đốc điều hành đã thương lượng lương cho công việc đầu tiên khi mới ra trường, kiếm được ít nhất nhiều hơn 500.000 USD, so với những người không thương lượng. Hãy tưởng tượng xem, bạn yêu cầu mức lương 60,000 USD một năm thay vì mức 50,000 USD. Người đàm phán mức lương 60,000USD sẽ kiếm nhiều hơn 10,000USD một năm trong thời gian gắn bó với công ty sau này. 10,000 USD thêm đó có thể chỉ là mức ổn bình thường, nhưng nếu bạn vẫn làm cùng một công ty đó trong 30 năm tới, 10.000 USD đó sẽ biến thành 300.000 USD.
 
- Hiệu ứng tiền lương trong tương lai. Mức lương hiện tại của bạn cũng đóng một phần quan trọng đối với cách tính lương sau này. Nếu bạn đổi vị trí trong cùng một công ty, công ty có thể sử dụng mức lương hiện tại của bạn làm cơ sở để xác định mức lương mới. Nếu khởi đầu của bạn cao, thì bạn có cơ hội để yêu cầu một mức lương thậm chí cao hơn nữa. Bạn cũng có thể cảm thấy tự tin khi đàm phán lương với một vai trò mới trong một công ty khác.
 
- Khẳng khái, có nghiên cứu và quyền lực. Một số nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao bạn hơn nếu bạn muốn một mức lương cao hơn. Nếu bạn đưa ra yêu cầu trên cơ sở có dữ liệu khách quan và có nghiên cứu, bạn đang cho người ta thấy bạn sẵn sàng dùng thời gian để nghiên cứu đúng cách. Nếu bạn nói thẳng ra mong muốn của mình, bạn đang cho người ta thấy sự thẳng thắn của mình. Và thực tế là nếu bạn sẵn sàng đề xuất một mức lương cao hơn, có nghĩa là bạn đang rất tự tin với khả năng của mình, và điều đó phản ánh tốt về con người của bạn.
 
- Động lực cho nhà tuyển dụng. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng được khuyến khích trả cho bạn ít nhất có thể. Họ không có lý do nào cung cấp cho bạn một mức lương cao từ đầu, vì vậy họ có thể mong đợi bạn đàm phán lương hơn bất cứ điều gì khác. Vì những lý do này, các nhà tuyển dụng thường đưa ra cho bạn một mức lương thấp hơn xíu so với tỷ lệ đúng. Nếu bạn chấp nhận con số đó một cách mù quáng, mà không cố gắng đàm phán lương một chút, thì bạn sẽ thực sự bị thua lỗ. Đàm phán là một cách để chống lại vấn đề này.
 
Nếu bạn là một chuyên gia trẻ tuổi, thì bạn nên bắt đầu đàm phán về mức lương ngay từ đầu và nếu bạn đang mong được tăng lương, hãy làm điều đó càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của đàm phán bằng cách đọc những bài viết liên quan, nhưng nếu bạn muốn cảm thấy tự tin hơn và có kết quả tốt hơn, thử tập xem mình nên nói gì, trong một môi trường thực tế. Bạn không cần phải bắt đầu với các cuộc phỏng vấn việc làm; thay vào đó, hãy bắt đầu với những cuộc đàm phán tại chợ trời hoặc những tương tác hàng ngày của bạn.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong