Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
|
Cách tự tin nói trước đám đông
Rụt rè, sợ sệt, căng thẳng, sợ sai, sợ người khác cười… là những điều mà chúng ta thường lo lắng nên không dám diễn thuyết trước đám đông. Điều này hạn chế phần nào trong công việc cũng như trong giao tiếp. Làm sao để trở thành một người luôn tự tin trước đám đông
bây giờ? Sẽ không khó nếu bạn muốn thay đổi điều này!
Tầm quan trọng của thuyết trình
Kỹ năng nói trước công chúng rất quan trọng trong cuộc sống. Ngoài năng khiếu, không ai có thể nói giỏi, nói tốt mà không qua rèn luyện cả. Có rất nhiều tình huống mà các kỹ năng nói trước công chúng có thể giúp bạn phát triển nghề nghiệp và tạo ra cơ hội. Ví dụ, bạn có thể nói về tổ chức của bạn tại một cuộc họp, có thể phát biểu ngắn sau khi nhận giải thưởng, hoặc dạy một lớp học với các tân binh mới. Nói trước công chúng cũng bao gồm các bài thuyết trình trực tuyến hoặc đàm phán như đào tạo một đội ngũ ảo, hoặc khi nói chuyện với một nhóm khách hàng trong một cuộc họp trực tuyến. Hay đơn giản hơn, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một bài phát biểu tại đám cưới của một người bạn, thực hiện một bài điếu văn cho một người thân, hoặc truyền cảm hứng cho một nhóm các tình nguyện viên tại một sự kiện từ thiện. Nếu thực hiện những việc này tốt có thể nâng cao danh tiếng, tăng sự tự tin nơi bạn và mở ra vô số cơ hội trong công việc. Bạn có thể bị mất một hợp đồng rất có giá trị khi không thể kết nối với khách hàng tiềm năng vì một cuộc đàm phán thất bại. Hoặc bạn tạo ấn tượng không tốt với đồng nghiệp mới vì cách ứng xử không linh hoạt trong mắt mọi người. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu làm thế nào để nói chuyện tốt! Sau đây là các yếu tố cần thiết khi thuyết trình:
Kế hoạch thích hợp
Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn có kế hoạch cụ thể. Khi làm điều này, giống như đang nghĩ đến tầm quan trọng của đoạn đầu tiên trong một cuốn sách: nếu nó không thu hút, nhiều khả năng bạn sẽ đặt xuống. Còn nguyên tắc cho bài phát biểu là ngay từ đầu, bạn cần phải xác định rõ đối tượng. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu với một con số thống kê thú vị, một tiêu đề, hoặc những gì có liên quan đến người nghe và tạo ra ấn tượng mạnh mẽ. Bạn có thể kể chuyện như một sự mở màn mạnh mẽ. Lập kế hoạch cũng giúp bạn suy nghĩ độc lập như đi trên đôi chân của chính bạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với câu hỏi và câu trả lời không thể đoán trước hoặc tại các buổi truyền thông trực tiếp. Bạn Thúy Hà (một MC trẻ) cho biết: “Trong trường hợp người nghe đặt câu hỏi mà bạn chưa có câu trả lời, bạn có thể dùng những câu nối tiếp như: “Cảm ơn câu hỏi của bạn. Câu hỏi rất hay”, hoặc “Bạn có thể cho tôi biết tên bạn là gì?”. Như thế vừa thể hiện sự lịch sự, chuyên nghiệp vừa giúp bạn có thời gian chuẩn bị câu trả lời”.
Bạn Hồng Hoa (nhân viên một công ty truyền thông) cho biết: Hãy nhớ rằng không phải tất cả các bài thuyết trình trước công chúng đều được chuẩn bị cụ thể nhưng bạn có thể làm cho bài nói đó hay và thuyết phục bởi ứng khẩu tốt từ những ý tưởng của chính bạn. Nó giúp bạn có một cơ hội tốt, hiểu biết thấu đáo về nội dung bạn đang đề cập. Việc quan trọng và mất nhiều thời gian nhất là khâu chuẩn bị. Để có một bài nói thành công đòi hỏi bạn nghiên cứu thật sâu chủ đề sắp nói. Thông thường, để nói trong 1 phút, bạn phải dành 1 giờ để chuẩn bị, và bạn mất 10 giờ cho một bài nói 10 phút.
Thực hành càng nhiều càng tốt
Một điều mà chúng ta không thể nào chối bỏ là “Thực hành làm cho kỹ năng thuyết trình của chúng ta trở nên hoàn hảo hơn”. Bạn không thể là một người ăn nói lưu loát, trôi chảy mà không cần phải luyện tập thường xuyên.
Hoàng Ngân, cô cán bộ Đoàn năng nổ và tích cực Q.3 chia sẻ: “Để có được thực tế, bạn nên tìm kiếm cơ hội nói chuyện trước nhiều người. Ví dụ như đào tạo một nhóm các bạn trẻ trong công tác Đoàn, ở công ty/cơ quan thì đào tạo cho các bộ phận khác, hoặc tình nguyện nói chuyện tại các cuộc họp nhóm… Thực hành nói nhiều lần, sử dụng các dữ kiện bạn sẽ dựa vào vấn đề này, và khi thực hành bạn có thể tinh chỉnh lời nói cho đến khi chúng trôi chảy và thông suốt. Trước buổi diễn thuyết, bạn nên “chạy chương trình” trước một lượng khán giả nhỏ, điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh, bớt trạng thái bồn chồn và cảm thấy thoải mái hơn. Khi đó người nghe sẽ cung cấp cho bạn thông tin phản hồi hữu ích, cả phần nội dung lẫn phần thuyết trình. Cho nên, bạn có thể thực hành vào bất cứ lúc nào và nơi đâu có thể. Tham gia câu lạc bộ nói trước công chúng tạo cơ hội cho bạn cùng mọi người thực hành và rút kinh nghiệm.”
Bạn Ngọc Hùng (chuyên viên đào tạo nhân sự) tiết lộ kinh nghiệm rằng nên cố gắng tạo nhiều cơ hội giao lưu và khuyến khích sự tham gia của khán giả. Điều này làm cho bạn cảm thấy ít bị cô lập như một diễn giả, thu ngắn khoảng cách với người nghe, và nâng cao hiệu quả truyền tải thông điệp. Nếu thích hợp, bạn có thể đặt câu hỏi nhằm mục tiêu tiếp cận các cá nhân hoặc nhóm, khuyến khích mọi người tham gia và đặt câu hỏi. Hãy ghi nhớ một số từ giảm sức mạnh trong lời nói, như: “Tôi chỉ nghĩ rằng kế hoạch này là một trong những kế hoạch tốt”, “Tôi chỉ muốn nói thêm rằng chúng tôi có thể đáp ứng được các mục tiêu”. Trong trường hợp này, từ “chỉ” và “nghĩ rằng” hạn chế sức mạnh và niềm tin của bạn khi nói với người khác. Ngoài ra, giọng phải to, rõ, tránh dùng từ lóng và cụm từ “Bạn biết không?”
Ngoài ra, không sử dụng từ “có thể”, thay vào đó là các từ tích cực như “sẽ” và “phải”. Ngoài ra, ngữ điệu lúc nhanh lúc chậm, lúc lên cao lúc xuống thấp sẽ hấp dẫn người nghe hơn. Quan trọng hơn, phải chú ý đến cách bạn đang nói. Nếu đang lo lắng, bạn có thể nói chuyện một cách nhanh chóng để vượt qua sự hồi hộp hoặc nói điều gì đó không có ý nghĩa. Đừng ngại để thu thập những suy nghĩ của bạn, tạm dừng là một phần quan trọng của cuộc trò chuyện khiến bạn lấy lại tự tin, trở nên tự nhiên và chân thực hơn.
Cuối cùng, cần tránh nhìn và đọc nhiều nội dung văn bản đã có sẵn. Thay vào đó, bạn chỉ cần ghi chú ra những điểm quan trọng trên một tờ giấy nhỏ nhằm mang mang tính chất gợi ý, nhắc nhớ. Thỉnh thoảng, bạn có thể nhìn vào để không bị quên. Nhờ đó, bạn có thể tập trung nói tốt hơn mà không phụ thuộc quá nhiều vào những nội dung đã soạn sẵn.
Cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể
Đây là những động tác phi lời nói nhưng lại được người nghe nhìn thấy rõ nhất. Nếu bạn không am hiểu để khắc phục thì chính nó có thể phản bội bạn khi đang thuyết trình. Nếu đang lo lắng, hoặc không tự tin vào những gì bạn đang nói, khán giả có thể sớm nhận biết điều này.
Bạn Công Trình (giáo viên) bộc bạch với người viết rằng, nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể như: đứng thẳng, hít thở sâu, nhìn thẳng xuống mọi người và mỉm cười. Không tựa trên một chân hoặc sử dụng những cử chỉ thể hiện sự không tự nhiên nơi bạn. Nhiều người thích đứng phía sau bục thuyết trình để có thể tựa hoặc giấu đi những động tác không đẹp. Thay vì vậy, bạn di chuyển xung quanh và sử dụng cử chỉ hòa đồng cùng khán giả. Với hoạt động như vậy, nguồn năng lượng sẽ đi qua trong giọng nói làm bạn trở nên linh hoạt và năng động hơn rất nhiều.
Thêm vào đó, nụ cười phải xuất phát từ cảm xúc thật. Cười đúng lúc và có liên quan đến nội dung bài nói, bạn sẽ tạo được thiện cảm nơi người nghe. Đồng thời, đừng ngại để người nghe nhìn thấy cảm xúc của bạn. Cơ thể và giọng nói phải phù hợp với giai điệu ngôn từ bạn phát ra. Nếu đang dùng ngôn ngữ mạnh mẽ, bạn cũng phải trình bày với phong cách tương tự
|