banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 07/08/2020, 04:41 PM
Chủ đề này đã có 362 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
4 bước bắt đầu “sáng tạo trong công việc”
Thông tin mua bán Liên Hệ:
 
 
1.    Quyết định xem bạn muốn thay đổi cái gì?
2.    Đánh giá sự thay đó ảnh hưởng tới bạn và môi trường việc ra sao
3.    Hành động để tạo ra thay đổi tích cực
4.    Kiểm tra, Điều chỉnh và Tiếp tục
 
Phân tích sâu hơn vào từng chi tiết, ta thấy:
 
 để thay đổi điều gì?
 
Bạn có thể tạo sự thay đổi trong một số lĩnh vực sau để phác phảo cách mà bạn làm việc, để nó trở nên gần hơn với công việc lý tưởng của bạn.
 
•    Nội dung nhiệm vụ: bao gồm cải tiến công việc hiện có, thay đổi phương thức làm việc dựa trên kỹ năng và kiến thức của mình. Đó là cách Sơn Râu và Huỳnh Lê đã dùng để sáng tạo trong công việc Quản lý Chương trình Văn phòng.
 
Tóm lại, cách này tạo cơ hội đê bạn phát huy sở trường của mình. (Sử dung bài kiểm tra Reflected Best Self™ để tìm ra điểm mạnh của bạn)
 
•    Mối quan hệ: Bạn xem việc kết nối và tương tác với đồng nghiệp chính là cách để sáng tạo trong công việc. Trong ví dụ của 15phut.vn, Huỳnh Lê có thể áp dụng thay đổi này bằng cách tình nguyện giúp đỡ một nhân viên mới.
 
•    Mục đích: Bạn cũng có thể tái xác định lại công việc hiện tại theo hướng phản ánh được ảnh hưởng trực tiếp từ công việc đó thay vì mô tả bản thân công việc đó. Ví dụ, một lập trình viên làm việc cho phòng Công Nghệ Thông Tin của một hãng hàng không có thể tái định vị lại công việc của mình là “giúp mọi người tận hưởng một hành trình thật thoải mái” từ công việc hiện tại là  “lập trình” để “. Để hiểu thêm, tìm đoc bài viết Kiến tạo sự hài lòng trong công việc.
 
Bước 2: Đánh giá xem sáng tạo trong công việc sẽ ảnh hưởng đến bạn và môi trường làm việc như thế nào
 
Sau khi xách định điều gì nên thay đổi, bạn cần đánh giá tác động tiềm ẩn của chúng lên môi trường làm việc xung quanh bao gồm khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên, giám đốc và toàn bộ công ty.
 
Mục đích cuối cùng của sự sáng tạo này là tìm ra giải pháp mà cả 2 bên cùng có lợi. Chẳng hạn, bạn có thể dùng kinh nghiệm sử dụng hệ thống kế toán nội bộ để huấn luyện nhân viên mới hoặc cập nhật những thay đổi hệ thống đó cho đồng nghiệp. Từ đó, bản thân bạn sẽ nhận về những niềm vui nho nhỏ khi được dạy bảo người khác, nâng cao lòng tự tôn, giao tiếp nhiều hơn với các phòng ban khác còn công ty thì nhận được nguồn nhân lực làm việc hiệu quả hơn và được đào tạo bài bản.
 
Trong mọi tình huống, nên tránh xảy ra tình trạng sử dụng sự sáng tạo để hơn – thua trong công việc. Ví dụ, để không phải  họp hành với cấp trên, bạn giả vờ “sáng tạo” bằng cách dành thời gian nhiều hơn trong phòng thí nghiệm để cấp trên khó tìm thấy bạn! Có lẽ bạn sẽ  tránh được những cuộc gặp như thế trong thời gian ngắn, ảnh hưởng chung cuộc sẽ không mấy khả quan.
 
Vì thế, bạn nên hướng sự sáng tạo đó để tạo ra kết quả hữu ích hoặc ít nhất phải tương thích với môi trường làm việc. Nếu không, quay lại bước đầu tiên và tìm ra một cách khác để sáng tạo xem.
 
Nếu đang làm việc trong vai trò quản lý, bạn nên cân nhắc kỹ càng khi áp dụng sáng tạo trong việc bởi vì bất kì thay đổi nhỏ nào từ phía bạn chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng to lớn đến cấp dưới.
 
Bước 3: Hành động để đặt một phác thảo công việc tốt vào đúng chỗ
 
Ở bước này, bạn nên để ý tới triệu chứng mà các nhà khoa học thường gọi là “dửng dưng” xảy ra khi một người thụ động và bàng quan, không muốn đóng góp gì vì tin rằng sẽ chẳng có chuyện gì thay đổi được dù học có làm gì đi nữa.
 
Sáng tạo trong công việc cho bạn cơ hội để thay đổi tình hình này. Bằng cách tái tập trung công việc của bạn theo cách này, bạn quyết định nên làm gì để công việc tốt hơn và hiệu quả hơn, từ đó quyết định thực hiện những thay đổi cần thiết. Điều kiện duy nhất là quyết định đó phải khiến cả công ty cũng được lợi như đã đề cập ở Bước 2.
 
Bước 4: kiểm tra tiến độ, điều chỉnh và tiếp tục
 
Sau khi hiểu rõ cả 3 bước trên, bạn nên tiến hành các sáng tạo và thay đổi cần thiết, kiểm tra xem thay đổi đó có cho bạn kết quả mong muốn không, cấp trên và khách hàng của bạn có hài lòng không; có tương thích với môi trường làm việc xung quanh không. Nếu sau khi kiểm tra cho ra kết quả tốt, bạn nên biến những thay đổi đó thành thói quen của mình.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong