Bốn điều nên làm để giúp nhân viên mới hòa nhập nhanh hơn
Các công ty có quy trình onboarding tốt hơn thường có tỷ lệ giữ nhân viên ở lại cao hơn. Việc phát triển chương trình nhập môn cho nhân viên mới có thể xem là một khoản đầu tư của công ty.
Tìm được nhân viên tốt đã khó, giữ được họ ở lại công ty còn khó hơn. Bên cạnh mức lương và lợi ích đưa ra cho nhân viên mới, công ty còn phải trả các chi phí tuyển dụng và đào tạo để nhân viên có thể làm được việc. Và nếu nhân viên đó rời đi, tất cả các chi phí đầu tư sẽ mất hết và đó sẽ là tổn thất cho công ty, đặc biệt là đối với các nhân viên ở vị trí cấp cao. Để tránh điều này, công ty cần có một quy trình onboarding tốt.
với công việc và môi trường làm việc. Các công ty có quy trình onboarding tốt hơn thường có tỷ lệ giữ nhân viên ở lại cao hơn. Việc phát triển chương trình nhập môn cho nhân viên mới có thể xem là một khoản đầu tư của công ty. 4 cách dưới đây sẽ giúp bạn khiến nhân viên mới muốn làm việc cho bạn hơn.
1. Tận dụng ngày làm việc đầu tiên một cách khôn ngoan
Hãy hạn chế các loại thủ tục, giấy tờ vào ngày đầu tiên bằng cách làm việc online: nhân viên có thể đọc và kí trước khi bắt đầu đến làm. Thay vào đó, bạn có thể giới thiệu cho nhân viên mới về:
Cách đăng nhập vào hệ thống mạng của công ty, email và bảng tin.
Giải thích đầy đủ các lợi ích của nhân viên.
Đưa nhóm nhân viên ra ngoài ăn trưa.
2. Giúp nhân viên hiểu rõ yêu cầu công việc
Việc bắt đầu một công việc mới thường rất căng thẳng, và nếu nhân viên không chắc chắn về yêu cầu công việc của mình, họ có thể bị choáng ngợp. Vì vậy, công ty cần làm rõ những yêu cầu đối với nhân viên mới bằng cách:
Miêu tả công việc cho nhân viên một cách kỹ càng, chính xác.
Thảo luận về các mục tiêu chung của công ty và vị trí mà nhân viên mới đảm nhận phù hợp với mục tiêu.
Xác định các mục tiêu cụ thể gắn liền với vị trí của nhân viên.
Giải thích cho nhân viên về thời hạn, phong cách làm việc, giờ làm việc, giờ giải lao và các hoạt động ngoài giờ.
Chia sẻ lịch trình đánh giá hiệu suất, tiêu chí tiến bộ và yêu cầu phát triển chuyên môn.
3. Cử một người hướng dẫn (mentor) cho nhân viên mới
Một người hướng dẫn có thể giúp nhân viên mới giải quyết rất nhiều khó khăn trong công việc và dễ dàng làm quen với mọi người trong công ty. Người hướng dẫn không phải là người giám sát đánh giá hiệu suất làm việc, mà là một người quan tâm và giải đáp các thắc mắc của nhân viên mới.
Người hướng dẫn có thể do công ty quyết định, hoặc nhân viên mới có thể tự chọn mentor của mình sau một vài ngày làm quen với đồng nghiệp. Tùy thuộc vào môi trường làm việc, nhân viên mới có thể họp hàng tuần hoặc hàng tháng với mentor của mình để giải quyết các vấn đề và nhận được lời khuyên cần thiết.
4. Cung cấp thông tin một cách đầy đủ
Để nhân viên mới cảm thấy thoải mái với công việc, hãy cung cấp cho họ tất cả các thông tin mà họ được biết. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy họ thuộc về công ty và quen thuộc với văn hóa của công ty. Trong một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể cho nhân viên biết mọi thông tin về:
Nhóm chat trên mạng xã hội của công ty.
Truyền thống văn phòng.
Mọi người làm gì cho công ty.
Ai điều hành mọi thứ trong công ty.
Các quy tắc hoặc trường hợp ngoại lệ.
Nếu nhân viên mới cảm thấy họ được chào đón, được hỗ trợ và có thể thành công ở công ty, có nhiều khả năng họ sẽ ở lại với công ty của bạn. Nhân viên là một trong những yếu tố lớn trong việc thành công của doanh nghiệp, vì vậy hãy đầu tư để có chương trình onboarding cho nhân viên mới hiệu quả nhất.
|