4 sai lầm phổ biến khi rèn luyện tư duy logic
1. Cố chấp
Trẻ cố chấp, không chịu nghe lời
Cố chấp thường chỉ những hành động, con người quá cố gắng theo đuổi một vấn đề đã không còn giữ đúng ý nghĩa như ban đầu. Thông thường, người cố chấp sẽ không thay đổi tư duy, nhận định và lối làm việc của mình dù có nhận được nhiều góp ý từ người khác.
Cố chấp cũng khác với bảo thủ. Người cố chấp, họ nhận thức được sự cần thiết của sự thay đổi, tuy nhiên lại luôn rơi vào tình trạng dập khuôn cách cũ. Còn người bảo thủ thì không hoặc không muốn nhận thức được sự sai lầm của bản thân.
Tác hại của sự cố chấp
Chúng ta không cần phải nói nhiều về tác hại của cố chấp trong sự nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày, bởi lẽ nó luôn hiển hiện một cách rõ ràng. Bất cứ một sự sự việc nào được gây ra bởi tính cố chấp thường khá tiêu cực.
Riêng trong việc học của trẻ, tính cố chấp thường là nguyên nhân ngăn cản các con tiếp thu các bài học và lý thuyết khoa học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi học tập với tư duy cố chấp, các con thường sẽ khăng khăng với ý kiến và cách làm của mình dù đó là đúng hay sai, không chịu thay đổi. Chỉ khi tự bản thân các con nhận ra mình sai, chúng mới sửa, tuy nhiên đây không phải một điều dễ dàng.
Cách giải quyết như thế nào?
Ngay từ bé, cha mẹ nên cố gắng cho con tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, hãy cho con tập cách tư duy đa chiều bằng cách đưa ra các câu hỏi lựa chọn hoặc câu hỏi tình huống để con tư duy và phân tích.
Cha mẹ không nên cố gắng ép buộc con mình làm theo một khuôn mẫu nào đó. Bởi lâu dần, chúng sẽ ép các con hình thành thói quen cố chấp trong mọi việc.
2. Giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lại
Phương pháp rèn luyện tư duy logic sai: định nghĩa lại
Giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lại được hiểu là việc thay đổi nội dung, bản chất sự vật, vấn đề bằng một cách nghĩa hoàn toàn khác, thường theo chiều hướng có lợi cho bản thân.
Tác hại của việc giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lại
Điều dễ nhận thấy, lỗi này làm cho các con dễ dàng hiểu sai bản chất của một vấn đề. Sẽ thật tai hại khi trong quá trình học, cùng một khái niệm in trong sách mô tả về hình chữ nhật là hình thang, các con lại hiểu thành tất cả hình thang là hình chữ nhật. Đây là một ví dụ điển hình cho tác hại của việc giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lại thiếu sự cẩn thận và chính xác.
Cách giải quyết phù hợp
Cha mẹ nên cẩn thận hướng dẫn và giảng giải cho bé hiểu, trước khi tiến hành viết lại nội dung, kiến thức mới bằng lời văn, tư duy của mình, các con đã nắm rõ bản chất của vấn đề, để từ đó tránh cho các em có những nhận thức sai lầm.
3. Lười biếng trong suy nghĩ
Tránh thiết bị công nghệ để tăng tư duy logic
Không nên thường xuyên sử dụng công nghệ điện tử
Lười biếng trong suy nghĩ được hiểu là việc trẻ luôn dập khuôn theo một lối tư duy, lười tìm tòi những cách tư duy, sáng tạo khác. Biểu hiện rõ ràng cho lỗi này trong việc rèn luyện tư duy logic của trẻ, đó chính là việc làm đi làm lại một dạng bài với duy nhất một cách giải. Và thông thường, khi trẻ lười suy nghĩ, trẻ cũng sẽ không ngại tự giác học tập nếu như không được giao bài.
Lâu dần, việc này sẽ không chỉ làm trẻ trở nên tư duy một chiều, lối mòn. Chúng sẽ là nguyên nhân hàng đầu làm các em nản lòng nếu như không thể áp dụng những cách quen thuộc trong giải quyết vấn đề. Đồng nghĩa với việc này, lười biếng trong suy nghĩ sẽ làm giảm kết quả học tập, ngăn chặn việc tiếp thu và phát triển tư duy ở trẻ.
Vấn đề nên giải quyết ra sao?
Không còn điều gì có thể giúp các em thoát khỏi việc lười biếng bằng sự sát sao, quan tâm và động viên của cha mẹ, phụ huynh. Đồng thời, cha mẹ hãy luôn tạo môi trường và không gian cho con em mình có thể tư duy, học tập một cách lành mạnh và tích cực.
|