Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh khi bị từ chối
1. Cần lắng nghe và thấu hiểu khách hàng
của mình
Khi khách hàng từ chối mọi lời tiếp thị của mình và thậm chí tỏ thái dộ tức giận, thì bạn hãy khoan giải thích hoặc thanh minh. Vì khi họ đang tức giận, mọi lời nói đều là vô nghĩa. Thay vì thế bạn hãy mở rộng đôi tai để lắng nghe những bức xúc, những khó chịu mà họ đang gặp phả im vì lắng nghe là phương pháp cần thiết nếu muốn giải quyết những bức xúc một cách tốt nhất.Việc bạn lắng nghe một cách chăm chú sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy dễ chịu vì những chia sẻ của họ được ghi nhận lại. Trong quá trình lắng nghe bạn nên chú ý những chi tiết để phát hiện được những nguyên nhân chính khiến khách hàng nổi giận.
Cẩm nang xử lý mọi tình huống từ chối trong bán hàng
2. Thể hiện sự đồng cảm
Lắng nghe thôi chưa đủ, bạn phải thực sự đồng cảm với những chia sẻ của khách hàng. Khách hàng thường dễ dàng cởi mở hơn với những người mà họ có thể dễ dàng chia sẻ. Đây là lúc bạn cần phải đứng về phía khách hàng để bảo vệ họ, thử đặt mình vào vị trí của họ để cho họ thấy được sự chia sẻ của Công ty với những tổn thất, những phiền toái mà họ đang gặp phải.
3. Đặt những câu hỏi để tìm hiểu vấn đề
Có khá nhiều bạn sau khi vừa lắng nghe xong đã vội vàng đưa ra cách giải quyết vấn đề theo quan điểm riêng của mình. Đây là điều có thể dẫn đến những bất lợi nếu những giải pháp bạn đưa ra không phù hợp với khách hàng.
Vì vậy, cách tốt nhất vào thời điểm này là bạn nên đặt thêm thật nhiều câu hỏi để khai thác thêm các thông tin cần thiết mà có thể khách hàng chưa nói ra hết. Và khi đã có đủ các dữ liệu cần thiết thì bạn mới có thể bắt đầu chia sẻ những phương án giải quyết cùng khách hàng.
4. Đưa ra những giải pháp khắc phục cụ thể
Sau khi tìm được nguyên nhân vấn đề, sẽ thực sự ghi điểm với khách hàng khi bạn là người có thể khắc phục được vấn đề đó cho họ.
5. Thực hiện giải pháp đã đưa ra
Một trong những cách xử lý tình huống từ chối của khách hàng là “thoả thuận giải pháp”. Sau khi đã thoả thuận giải pháp cùng với khách hàng thì chúng ta cần phải sắp xếp thực hiện ngay. Tránh các trường hợp không thực hiện đúng như những gì đã hứa làm cho khách hàng tiếp tục bực mình thì hậu quả lúc này rất khó lường.
6. Chăm sóc khách hàng sau khi thực hiện giải pháp
Đây cũng là một kỹ năng lắng nghe nữa mà nhân viên kinh doanh cần có. Sau khi đã thực hiện thì bạn cần theo dõi những diễn biến tiếp theo sau khi đã khắc phục sự cố cho khách hàng. Những sự quan tâm này sẽ giúp khách hàng thấy được sự đồng hành, thấy tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với họ.
|