banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 24/08/2020, 04:07 PM
Chủ đề này đã có 391 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
6 cách thức làm tăng hiệu suất làm việc nhóm khi làm từ xa
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Work from home là một thử thách với nhân viên và càng là nỗi đau đầu của các quản lý khi phải đối mặt với: sự thiếu vắng tương tác và giám sát trực tiếp giữa các bộ phận, sự khó khăn trong trao đổi, hội họp, sự hạn chế kết nối cảm xúc giữa các thành viên trong nhóm…
 
Hơn nữa, với đa số manager, đây cũng là lần đầu tiên phải quản lý một đội ngũ nhân viên “ảo” làm việc từ xa
 mà không hề được cảnh báo hay có sự chuẩn bị kỹ càng trong thời gian đủ dài.
 
Vậy làm thế nào để tìm ra hướng đi giúp nhóm làm việc hiệu quả, đồng thời giảm bớt nỗi lo quản lý trong thời điểm này.
 
1. Đo lường động lực làm việc, động viên, hỗ trợ nhân viên thường xuyên
Khi đột ngột chuyển đổi sang làm việc từ xa, các quản lý cần thấu hiểu nỗi lo lắng và bận tâm của nhân viên trong môi trường làm việc mới. Một số câu hỏi sau có thể giúp gợi ra thông tin quan trọng mà ít khi bạn được biết. Ví dụ:
 
Bạn đang làm việc gì?
Bạn cảm thấy như thế nào khi làm việc tại nhà?
Bạn cần gì để cảm thấy được công ty hỗ trợ nhiều hơn?...
 
2. Biến công việc của các thành viên trở nên hấp dẫn
Nếu các manager muốn nhóm của mình tham gia vào công việc một cách tích cực, manager phải làm cho công việc của họ trở nên hấp dẫn.
 
Cách mạnh mẽ nhất để làm điều này là cung cấp cho mọi người cơ hội để thử nghiệm và giải quyết các vấn đề, thử thách thực sự quan trọng. Hãy hướng dẫn họ ở những bước đầu tiên, đặt ra những câu hỏi mở để họ có thể tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề, hãy đảm bảo rằng bạn luôn có mặt và sẵn sàng, nhưng cũng cung cấp cho tất cả mọi người đủ không gian riêng để có thể hoàn thành công việc.
 
3. Đưa ra kỳ vọng, mục tiêu rõ ràng với nhân viên
 
Sự khác biệt về thời gian sinh hoạt của mỗi cá nhân khiến cho việc quản lý tiến độ công việc trở nên khó khăn, vì vậy, điều quan trọng là người quản lý phải phổ biến những mục tiêu cụ thể mà mình mong muốn với nhân viên. Hãy chắc chắn tất cả các thành viên trong nhóm hiểu được yêu cầu của bạn, hãy rõ ràng về những vấn đề cần ưu tiên, nếu làm tốt điều này, bạn và cả nhóm có thể hoàn thành công việc nhanh chóng.
 
Bạn cũng cần yêu cầu nhân viên thường xuyên báo cáo tiến độ để kịp thời đưa mọi thứ trở lại đúng hướng nếu sảy ra sai sót. Khi không làm việc tại công ty, sự rõ ràng, mạch lạc quan trọng hơn bao giờ hết.
 
4. Đảm bảo lịch trình và hiệu quả công việc
 
Làm việc tại nhà với những lịch trình linh hoạt của mỗi thành viên cũng có những hạn chế. Hãy đưa ra một lịch trình mà tất cả thành viên trong nhóm đều đồng ý và nghiêm túc thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn và các thành viên khác không phải thức dậy lúc nửa đêm để trả lời tin nhắn/ trao đổi công việc nếu vô tình một ai đó quyết định làm việc vào ban đêm.
 
Việc đưa ra lịch trình về thời gian làm việc cũng sẽ làm giúp mọi người cảm thấy thời gian của họ có giá trị hơn. Nếu họ cảm thấy như bạn tôn trọng cân bằng cuộc sống công việc của họ, thì họ sẽ có xu hướng tôn trọng bạn hơn, từ đó thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, phản hồi của bạn.
 
5. Khích lệ sự liên kết trong nhóm
 
Hãy tổ chức họp nhóm vào thời gian mà tất cả mọi người đều có thể tham gia. Nếu là một nhóm nhỏ, cuộc họp chỉ cần diễn ra đơn giản với những phần chia sẻ, tiến độ công việc của các thành viên, nếu nhóm lớn hơn, hãy để các thành viên luân phiên thuyết trình về công việc và để mọi người góp ý, tranh luận, đưa ra giải pháp.
 
Cuộc họp hàng tuần này cũng sẽ là thời điểm tuyệt vời để ăn mừng thành công của nhóm. Là một người quản lý, hãy chắc chắn rằng khi một nhân viên hoàn thành tốt công việc, họ được khen thưởng xứng đáng. Điều này cũng giúp nhân viên có động lực gắn bó với công ty. Bạn cũng có thể tìm cách để các thành viên trong nhóm giao lưu với nhau ngoài công việc bằng cách tạo ra một chủ đề thú vị trên nhóm chat để mọi người cùng trao đổi hoặc lên kế hoạch cho các sự kiện ăn uống, vui chơi khi mùa dịch đi qua.
 
Ngoài ra, để có thể giảm bớt gánh nặng cho quản lý, hãy thực hiện chia cặp cho các nhân viên trong nhóm để mỗi cá nhân có thể liên hệ và hỗ trợ chéo lẫn nhau. Mô hình lãnh đạo chung tay (shared leadership model) cho phép tạo ra một tầng hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau giữa các nhân viên nhằm chống lại sự cô lập cảm xúc khi làm việc tại nhà.
 
6. Luôn nhớ tầm quan trọng của người quản lý
Cuối cùng, vai trò của người quản lý là quan trọng nhất, bạn có thể là chất keo gắn kết toàn bộ thành viên của nhóm lại với nhau. Nếu hiểu rõ được tình hình, vấn đề của mỗi thành viên, bạn càng dễ dàng giúp quá trình làm việc trở nên tốt hơn. Hãy luôn sẵn sàng nhận phản hồi, đặc biệt là những góp ý về cách bạn có thể làm tốt hơn khi đưa mục tiêu công việc. Bạn cần có những hành động cụ thể để thúc đẩy các mối quan hệ tích cực giữa bạn và mọi người, điều này sẽ giúp các thành viên cảm thấy tin tưởng, hài lòng và hiệu suất công việc cũng được tăng lên.
 
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong