banner
Tài khoản

Mật khẩu

Tìm kiếm | Quên mật khẩu?
Diễn đàn | Trang chủ | Đăng ký
icon icon
Bạn đang ở chuyên mục: THÔNG TIN VIỆC LÀM
Gửi lúc 08/09/2020, 04:56 PM
Chủ đề này đã có 409 lượt đọc và 0 bài trả lời
avatar
rank
Thành viên cấp cao
Tham gia: 02:40, 13/05/2013
Bài gửi: 3188
Được cảm ơn: 0 lần
Viết email xin việc a – z hạ gục nhà tuyển dụng
Thông tin mua bán Liên Hệ:
  Gần đây Cẩm nang giáo dục có nhận được một vài câu hỏi của độc giả qua email rằng bây giờ em đã chuẩn bị đầy đủ Sơ yếu lý lich (CV – Curriculum Vitae) và Thư xin việc (Cover Letter) rồi, gửi email thì viết gì cho nhà tuyển dụng được nhỉ?. Bài viết này Cẩm nang giáo dục sẽ chia sẻ cách viết email xin việc  sao cho hay, không cần quá dài mà vẫn đầy đủ những ý chính cần truyền đạt nhé.
  
  1. CÁCH VIẾT EMAIL XIN VIỆC – NHỮNG LỖI SAI CẦN SỬA TRƯỚC KHI GỬI EMAIL XIN VIỆC
Trước khi bàn đến nội dung email, hãy cùng Cẩm nang giáo dục sửa lại các lỗi sai cơ bản khi gửi email sau:
 
Tên email
 
Tên email nên chuyên nghiệp, đừng để kiểu bedethuong123@gmail.com; anhchangdeptrai69@yahoo.com mà hãy dùng những email thể hiện được họ tên của bạn (có thể thêm phần mở rộng về những điều bạn tự hào nhất, muốn giới thiệu đến người khác về bản thân. Đó có thể là lĩnh vực chuyên môn, tên trường đại học, quê hương)
 
Ví dụ về tên email chuyên nghiệp:
 
huyennt@gmail.com;
minhbkk60@gmail.com; 
minhduc.hr@hotmail.com; 
oanhnguyen.hanoi@yahoo.com
Tên hiển thị email.
 
Cái này rất ít bạn để ý, 2 lỗi thường gặp nhất đó chính là không phải tên thật và không viết hoa. Tuy đây là những lỗi nhỏ nhưng sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thiếu sự chuyên nghiệp.
 
2. VIẾT EMAIL XIN VIỆC – HƯỚNG DẪN A-Z
2.1. Tiêu đề email xin việc
Tiêu đề email theo hướng dẫn từ nhà tuyển dụng: Trong tin tuyển dụng, thông thường nhà tuyển dụng sẽ có hướng dẫn ứng viên gửi mail đến địa chỉ “xxxx@gmail.com” với tiêu đề “Tên – Vị trí – Công ty” hoặc một tiêu đề nào đó khác. Việc của bạn là làm theo đúng như hướng dẫn, nhà tuyển dụng đã muốn bạn làm như vậy là có mục đích, để họ lọc email dễ dàng hơn, nên bạn hãy nghe lời. Đây không phải lúc để sáng tạo!
 
Với những tin tuyển dụng không nêu rõ yêu cầu hoặc bạn tự ứng tuyển vào trong một số trường hợp.
 
2.2. Nội dung email xin việc
Hãy mở đầu bằng “Kính gửi”.
 
Bạn đang gửi email cho 1 tổ chức, cho 1 nhà tuyển dụng có thể hơn tuổi bạn, hãy dùng “Kính gửi” để thể hiện sự tôn trọng tổ chức, tôn trọng người nhận email. Kể cả khi bạn vào làm việc rồi thì bạn cũng phải  dùng “Kính gửi” khi đối tượng nhận là 1 đơn vị, tổ chức, người lớn tuổi hoặc 1 người lãnh đạo nào đó.
 
Không dùng “Gửi, “Thân gửi”, “Chào Anh/chị”… vì sẽ không thể hiện sự tôn trọng, phép lịch sự giữa 2 chủ thể.
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dùng “Dear” thay cho “Kính gửi”, với các nhà tuyển dụng dễ tính thì cách dùng này được chấp nhận.
Kính gửi ai?
 
Bạn hãy xem tin tuyển dụng xem ai hay bộ phận nào nhận email ứng tuyển
 thì hãy Kính gửi người/bộ phận đó.
 
Nội dung email ứng tuyển
 
Một nội dung email khô khan và khuôn mẫu được copy ở trên mạng sẽ không lấy được cảm tình từ nhà tuyển dụng. Bạn cứ tưởng tượng nhà tuyển dụng một ngày phải đọc 100 mails có nội dung y chang thế này, thì làm sao bạn có thể khiến họ chú ý?
 
Hãy tham khảo các gợi ý về nội dung của một email ứng tuyển từ Cẩm nang giáo dục dưới đây:
 
Cá nhân hoá nội dung ứng tuyển cho nhà tuyển dụng.
Đưa ra lý do thuyết phục vì sao bạn lại là người phù hợp nhất cho vị trí công việc này.
KHÔNG liệt kê lại những nội dung đã có trong CV như: học vấn, chứng chỉ
 
Kết thúc email: Cám ơn nhà tuyển dụng!
 
Cuối thư, hãy cám ơn Công ty đã tạo cơ hội cho bạn được ứng tuyển.
 
Một số lưu ý về cách trình bày nội dung:
 
Nên đậm phần Kính gửi
Dãn các dòng trình bày trong email để cho dễ nhìn.
Văn phong email phải thể hiện thái độ trân trọng, cầu thị, tự tin và chuyên nghiệp hết mức có thể.
Kiểm tra các lỗi SAI CHÍNH TẢ.
2.3. Đính kèm các tài liệu trong email xin việc.
Trong tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn cần đính kèm những tài liệu nào khi gửi email xin việc. Các tài liệu thông thường bao gồm:
 
Sơ yếu lý lich (CV – Curriculum Vitae)
Bài test/ bảng thông tin khảo sát với các công việc đặc thù như: Copywriter
Portfolio cho các công việc như: design.
Tuỳ theo yêu cầu tuyển dụng mà bạn cần chuẩn bị các tài liệu tương ứng. Thông thường nhất vẫn là Sơ yếu lý lịch hay còn được gọi là CV. Nếu như bạn chưa biết cách làm một CV chuyên nghiệp hãy xem ngay cách viết CV xin việc hạ gục nhà tuyển dụng
 
Bạn hãy đính kèm các tài liệu trước khi gửi email. Nếu bạn dùng Gmail, hãy sử dụng chức năng đính kèm tệp có sẵn trong phần soạn thảo.
 
2.4. Kiểm tra lại lần cuối email xin việc trước khi gửi
Bạn nên kiểm tra lại theo Checklist sau:
 
Tên hiển thị email
Tiêu đề email
Người nhận/phòng ban
Nội dung email
Tài liệu đính kèm
icon icon
Trả lời nhanh
Tùy chọn
Back to top icon Trang chủ | Hướng dẫn | Quy định | Báo giá Quảng cáo | Hướng dẫn Thanh toán | Liên hệ
Email: info@TranPhong.com.vn
Xem tốt nhất trên trình duyệt Firefox hoặc IE với độ phân giải 1024x768 px
Add: Số 131 Quy Lưu - TP.Phủ Lý - Hà Nam. Tel: 0351 3 828 357 - Fax : 0351  3 828 357 - Mobile: 0987 113 911
Copyright © 2011 Cao đẳng thuỷ lợi bắc bộ. Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong