Tuy nhiên, theo thống kê của Vụ Giáo dục ĐH về tình hình giảng dạy tiếng Anh tại 59 trường ĐH không chuyên ngữ trong cả nước thì có đến 51,7% SV tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng sử dụng tiếng Anh.
Muôn nỗi chòng chành
Tốt nghiệp bằng Khá, khoa Tài chính - Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2010, Nguyễn Thu Hằng tự tin cho một sự khởi đầu mới. Thi tuyển vào Ngân hàng BIDV với số điểm nghiệp vụ khá cao, nhưng tiếng Anh lại không đạt chuẩn, vì vậy, Hằng đã bị đánh bật bởi những ứng viên ngang bằng về chuyên môn nhưng có khả năng sử dụng tiếng Anh rất tốt. Qua nhiều lần thi tuyển vào những Ngân hàng khác, Hằng đều thất bại bởi một mẫu số chung: tiếng Anh học trong trường không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Khác với Hằng, Lê Mạnh Cường tốt nghiệp khóa đào tạo Lập trình viên Quốc tế tại Aprotrain-Aptech năm 2008. Với chuyên môn tốt và những kỹ năng mềm được đào tạo bài bản trong trường, Cường nhanh chóng được nhận vào làm Developer cho Fsoft. Sau những lần Đoàn công du sang Ấn Độ, Cường nhận thấy khả năng sử dụng tiếng Anh kém đã hạn chế rất nhiều những cơ hội làm ăn lớn. Và đó cũng là lý do khiến Cường không được cấp trên chọn đi tu nghiệp ở nước ngoài mặc dù năng lực chuyên môn tốt.
Đáp án cho bài toán việc làm
Tiếng Anh được đào tạo trong trường không đáp ứng nhu cầu công việc sau khi sinh viên tốt nghiệp đã trở thành một hồi chuông đáng báo động. Theo bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH thì nguyên nhân hàng đầu chính là do chúng ta chưa thống nhất được chuẩn các cấp độ tiếng Anh để làm chuẩn cho các chương trình giảng dạy và biên soạn giáo trình, sách giáo khoa theo kịp các chuẩn quốc tế và khu vực.
Trước rất nhiều sự lựa chọn chuẩn quốc tế về tiếng Anh hiện nay, TOEIC được quan tâm nhiều hơn cả với tư cách là một công cụ hàng đầu thế giới đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh trong công việc với sự xuất hiện ở trên 90 quốc gia và được hơn 9.000 công ty, tổ chức sử dụng để đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Anh của hơn 5.000.000 nhân sự. Hướng tới chuẩn đầu ra cho sinh viên, nhiều trường và cơ sở đào tạo tại Việt Nam đã đưa TOEIC vào giảng dạy thay thế cho những chương trình theo chuẩn A, B, C trước đây. Theo thống kê của IIG Việt Nam, năm 2006 có 6 trường dùng TOEIC, năm 2007 có 8 trường, năm 2008 đã lên tới 21 trường.
Ý thức rõ rệt tầm quan trọng của TOEIC như một chìa khóa thành công cho sinh viên, Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Hi!Language School đã và đang triển khai đào tạo chương trình TOEIC theo chuẩn Quốc tế. Đặc biệt, đến trước ngày 31/11, “Quỹ phát triển ngôn ngữ FUND UP” của Hi!Language School dành tặng 50% học phí khóa học Hi!TOEIC cho các bạn học viên Aptech Computer Education và Arena Multimedia.