|
Vị trí khu vực sẽ xây dựng thuỷ điện Sơn La
|
Ảnh mô hình 3 chiều toàn cảnh đầu mối công trình Sơn La
Sông Đà nổi tiếng với sự hung hãn và dữ dằn mỗi mùa mưa lũ, giờ đây đang khuất phục dưới bàn tay con người. Với 5 bậc thang thủy điện bao gồm
- Nhà máy thủy điện (NMTĐ) Hòa Bình : 1.920 MW
- NMTĐ Sơn La : 2.400 MW;
- NMTĐ Lai Châu : 1.200 MW;
- MNTĐ Huội Quảng : 520 MW;
- NMTĐ Bản Chát : 180 MW,
sông Đà cũng sẽ trở thành nguồn cung cấp thuỷ điện lớn nhất cả nước, lên tới khoảng 6.000 MW điện vào năm 2015. Có thể so với các Trung tâm nhiệt điện khí Phú Mỹ đã đi vào hoạt động hay một số trung tâm nhiệt điện khác được dự tính đặt ở Nghi Sơn, Vũng áng cũng cỡ vài nghìn MW thì NMTĐ Sơn La nói riêng hay toàn bộ các NMTĐ trên sông Đà cũng chưa phải là khổng lồ. Nhưng nếu so sánh nguồn nhiên liệu để phục vụ cho phát điện thì sông Đà thật sự là một kho vàng trắng.
Nhà máy thủy điện Sơn La là công trình trọng điểm quốc gia, do Quốc hội giám sát. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt đầu tư tại văn bản số 92/QĐ-TTg ngày 15/01/2004 . Nhiệm vụ chủ yếu của công trình là:
- Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ;
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
Công suất lắp máy dự kiến của nhà máy là 2.400MW (sẽ được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia bằng bốn đường dây 500kV Sơn La – Hòa Bình, Sơn La – Nho Quan, Sơn La - Việt Trì và Sơn La – Sóc Sơn. Trạm 500kV Sơn La dự kiến đặt tại khu vực Pi Toong, cách nhà máy này khoảng từ ba đến bốn km.)
Các chỉ tiêu thông số chính của hồ như sau:
Cấp công trình: Cấp đặc biệt.
Thuỷ văn
|
Hồ chứa
|
Diện tích lưu vực: 43.760 km2
|
Chế độ điều tiết : năm
|
LLTB nhiều năm: 1532 m3/s
|
Mực nước dâng bình thường: 215 m
|
Tổng lượng dòng chảy năm: 48,32 tỉ m3
|
Mực nước gia cường: 217,83 m (lũ 0,01%)
|
Lưu lượng lũ:
|
|
Với p = 0,01%: 47.700 m3/s
|
Mực nước kiểm tra (lũ PMF): 228,07m
|
với p: 0,1%: 28.600 m3/s
|
Mực nước chết: 175m
|
với p: 1%: 19.600 m3/s
|
Dung tích toàn bộ: 9,26 tỉ m3
|
với p: 5%: 14.600 m3/s
|
Dung tích hữu ích: 6,504 tỉ m3
|
|
Dung tích phòng lũ (cùng với Hòa Bình): 7 tỉ m3
|
Lũ lớn nhất có thể xảy ra: 60.000 m3/s
|
Diện tích mặt hồ (MNDBT): 224 km2
|
Công trình đập – tràn
|
Nhà máy thủy điện
|
Đập dâng: bê tong trọng lực
|
Loại nhà máy: chân đập
|
Chiều cao lớn nhất 138,1 m
|
Số tổ máy: 6
|
Công trình xả lũ
|
Lưu lượng max: 3462 m3/s
|
Yêu cầu xả lớn nhất: 34,780 m3/s
|
Cột nước max: 101,6 m
|
Tần suất thiết kế: 0,01%
|
Cột nước min: 56,4 m
|
Xả sâu
|
|
- Số lỗ xả b x h = 12 (6 x 10)m
|
Cột nước tính toán: 78m
|
- Ñ ngưỡng xả: 145 m
|
Công suất lắp máy: 2.400 MW
|
Xả mặt
|
|
- Số khoang xả (b x h) = 6(15 x 13)
|
Năng lượng TB năm (Eo): 10,227 tỉ kWh
|
- Ñ ngưỡng xả: 197,8 m
|
Trong đó tăng cho Hòa Bình: 1,26 tỉ kWh
|
Khối lượng thi công
|
|
Khối lượng đất đá đào đắp 10,8 triệu m3; bê tông các loại 5,1 triệu m3
|
|
Kinh phí ước tính
|
42.476,9 tỉ đồng (bao gồm vốn đầu tư ban đầu là 36.786,97 tỉ đồng và lãi vay trong thời gian xây dựng là 5.708 tỉ đồng).
|
Tác dụng phòng chống lũ: Công trình góp phần nâng tần suất đảm bảo chống lũ cho đê Hà Nội từ tần suất đảm bảo 125 năm lên 500 năm.
Ngập lụt: Hồ chứa gây ảnh hưởng ngập 31 xã của 8 huyện, thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Số hộ dân phải di chuyển kể cả tăng dân số tự nhiên và nước dềnh của hồ đến năm 2010 là 18.897 người.
Công trình đã được khởi công và chặn dòng vào ngày 2/12/2005. Dự kiến sẽ phát điện tổ máy đầu tiên vào năm 2015. Tuy nhiên, theo Tổng Cty Điện lực Việt Nam và Tổng Cty Sông Đà (đơn vị làm tổng thầu), đến năm 2010 nhà máy sẽ phát điện tổ máy đầu tiên, trước khi hoàn thành và đưa vào sử dụng tất cả 6 tổ máy vào năm 2013./.
|